Luật Thủ đô trao cơ chế cho Hà Nội bứt phá

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thảo luận và xem xét thông qua dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi, cho ý kiến đối với quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc, tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển, bứt phá.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương và 54 điều, quy định vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, nhằm hướng tới tăng phân cấp, phân quyền, trao quyền để Hà Nội chủ động huy động nguồn lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Đồng thời, cho Hà Nội cơ chế đặc thù để giải quyết những vấn đề vướng mắc đã tồn tại nhiều năm.

Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc, tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển. (Ảnh: Internet)

Các chuyên gia, các đại biểu Quốc hội  đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng về cơ chế đặc thù nhằm xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc giúp Thủ đô Hà Nội có thể phát triển đột phá, trở thành đô thị hiện đại, đẹp, giàu bản sắc văn hóa, giàu giá trị lịch sử, có sức ảnh hưởng trong khu vực và trên thế giới.

Vị trí của Thủ đô rất quan trọng, đặc biệt vì là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn. Nghị quyết 15 đã nêu rõ yêu cầu Hà Nội đến năm 2030 phải trở thành thành phố văn hiến, văn minh, hiện đại. Theo Nghị quyết 30, Hà Nội phải là đầu tàu thúc đẩy vùng sông Hồng.

Đóng góp cho dự thảo Luật Thủ đô, bà Trần Thị Vân, đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang cho rằng việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở giáo dục chất lượng cao là một trong những nội dung quan trọng trong dự thảo Luật Thủ đô, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tương lai, không chỉ cho Thủ đô mà cho cả nước.

Thủ đô là nơi có nhiều tiềm năng, lợi thế về vị trí địa chính trị, quy tụ nguồn lực nhân lực chất lượng cao và nhiều điều kiện để kết nối quốc tế. Vì thế, một trong những nhiệm vụ quan trọng giao cho Thủ đô là phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng Thủ đô Hà Nội thực sự là trung tâm lớn tiêu biểu của cả nước về giáo dục đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế.

Đại biểu Trần Thị Vân.

Người dân Thủ đô cũng mong chờ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ông Huỳnh Ngọc Hòa, ở Đê La Thành, cho rằng: "Ổn định chính trị là quan trọng nhất vì kinh tế mới có thể phát triển và dân sinh mới được cải thiện. Chính phủ và người dân cần hài hòa cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các tầng lớp nhân dân phải tiến lên đồng đều. Người thuộc tầng lớp yếu kém sẽ được nhà nước quan tâm nhiều hơn để xã hội hài hòa và văn minh, tiến bộ".

Dự thảo luật Thủ đô sẽ được Quốc hội chính thức thông qua vào cuối tháng 6/2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành mạng lưới nước sạch đến tất cả các xã, phường, thị trấn.

Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) từ 18 phường sẽ sắp xếp thành 2 đơn vị hành chính cơ sở. Ngay trong ngày 19/4, các phường đã tiến hành việc lấy ý kiến người dân tại thôn, tổ dân phố về chủ trương này.

Hà Nội chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài vào sáng nay, 19/4. Đây là một trong những dự án giao thông trọng điểm của thành phố. Dự sự kiện có Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cùng đại diện các Sở ngành, địa phương.

Thực trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội đòi hỏi những giải pháp căn cơ và toàn diện nhằm giảm thiểu số lượng, hạn chế mức độ sử dụng xe cá nhân của người dân.

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh hôm nay (19/4) đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.

Quận Hai Bà Trưng (TP. Hà Nội) dự kiến sẽ hợp nhất các phường hiện có thành 3 đơn vị hành chính mới gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai và Vĩnh Tuy.