Đưa sông Hồng trở thành biểu tượng mới của Thủ đô
Điều này đã được cụ thể hóa trong Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội. Thông qua đó, nguồn lực đất đai khu vực hai bên sông sẽ phát huy được tối đa giá trị và giúp Hà Nội xây dựng mô hình thành phố ven sông xứng tầm với nhiều quốc gia trên thế giới. Từ đó, đưa sông Hồng trở thành biểu tượng mới của Thủ đô.
Thời gian trước, quy hoạch phân khu sông Hồng đã được thành phố Hà Nội chú trọng triển khai. Đặc biệt, Kế hoạch số 68 ngày 3/3/2023 đã xác định đến năm 2025 thành phố sẽ đầu tư xây dựng 5 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng thành các quận nội thành. Tất cả các quận, huyện này đều nằm ở hai bên bờ sông Hồng. Đây là sự tái khẳng định mạnh mẽ vị trí trục trung tâm chủ đạo của sông Hồng.
Với vai trò to lớn đó, việc khai thác và phát huy tiềm năng của sông Hồng đã được cụ thể hóa tại Quy hoạch chung Thủ đô, và dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Sông Hồng trở thành dòng sông nằm giữa khu vực đô thị phía Bắc và phía Nam Thủ đô, chảy qua trung tâm thành phố.

Về mặt hình thái, đô thị của Thủ đô Hà Nội sẽ quay mặt ra sông. Hai bên sông sẽ xây dựng con đường di sản văn hóa.
Trục sông Hồng phân thành ba khu vực, đoạn một từ Ba Vì đến cầu Hồng Hà dài 90 km; đoạn hai từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở dài 40 km qua đô thị trung tâm; đoạn ba từ Mễ Sở đến hết Phú Xuyên dài 30 km được phát triển vận tải đường thủy, khai thác du lịch, dịch vụ văn hóa, dịch vụ sinh thái, nông nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Đỉnh, chuyên gia pháp lý bất động sản, đề xuất: "Trong Luật Thủ đô (sửa đổi) đang đề xuất một xu thế đặc thù riêng cho Hà Nội là khôi phục lại dự án BT. Đây là dự án đổi đất lấy hạ tầng. Và nếu mà các nhà đầu tư có năng lực tốt, có khả năng tài chính tốt thì có thể thực hiện các dự án này và họ sẽ xây dựng các công trình hạ tầng kè ven sông, và sẽ được hoàn trả bằng quỹ đất chẳng hạn. Thì đây cũng là một hướng đi mới để chúng ta khơi thông được nguồn lực đất ven sông Hồng này".
Như vậy, để sông Hồng trở thành biểu tượng mới của Thủ đô, cần nghiên cứu phát huy tối đa tiềm năng quỹ đất hai bên bờ. Đồng thời phải phân bố hài hoà các không gian sinh thái, không gian văn hoá, lịch sử, không gian xanh, không gian đô thị hiện đại hai bên bờ như trong kết luận của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TP. Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ ngày 10/5 đã tổ chức "Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, thực phẩm an toàn".
Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.
UBND thành phố Hà Nội vừa công bố kế hoạch thực hiện chỉ thị của Thủ tướng về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hội đồng Đội Trung ương đã tổ chức Triển lãm “Thiếu nhi Việt Nam vững bước tiến vào kỷ nguyên mới”.
Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội cho biết, đến nay, thành phố đã có 382/382 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông theo bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Hà Nội là địa phương đi đầu thực hiện phong trào "Bình dân học vụ số", đến nay, thành phố đã triển khai toàn diện, sâu rộng phong trào này đến các thôn, tổ dân phố, khu dân cư, tạo nên cuộc vận động toàn dân thi đua học tập, rèn luyện kỹ năng số, tích cực tham gia vào tiến trình chuyển đổi số.
0