Nhiều ý tưởng đột phá xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)
Đến nay, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đã hoàn thiện, vừa được Quốc hội khóa XV đưa ra thảo luận, đóng góp thêm ý kiến tại Kỳ họp thứ 7. Quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) cho thấy sự đồng hành của Quốc hội, Chính phủ, sự tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý và các tầng lớp nhân dân với tinh thần “cả nước vì Hà Nội, cùng Hà Nội”.
Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam là một trong những thành viên tham gia xây dựng dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi từ những ngày đầu triển khai vào năm 2021. Trong quá trình xây dựng Luật, có một thời gian khá dài xảy ra dịch Covid - 19, các thành viên Ban soạn thảo và Tổ Biên tập phải làm việc trong điều kiện phòng chống dịch rất khắt khe. Nhưng với sự nhiệt tình, trách nhiệm và quyết tâm họ đã đóng góp nhiều nội dung quan trọng cho dự thảo Luật.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XV cũng là người đã đồng hành cùng quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) ngay từ những ngày đầu. Trực tiếp góp ý tại các kỳ họp, cũng như trao đổi bên hành lang Quốc hội, bà Nguyễn Phương Thủy luôn quan tâm đến việc hoàn thiện bộ máy chính quyền đô thị tại Hà Nội tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn.

Quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có sự đồng hành, ủng hộ, tham gia góp ý, tư vấn, phản biện rất tâm huyết và trách nhiệm của đội ngũ nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước. Để Luật có tính thực tiễn cao, tầng lớp nhân dân đều đã được tham gia, đóng góp ý kiến. Đây cũng chính là đối tượng sẽ chịu sự tác động, cũng như được thụ hưởng các chính sách ưu việt của Luật Thủ đô (sửa đổi).
Cho đến nay, Bộ Tư pháp đã tổ chức trên 30 cuộc hội thảo, hàng trăm cuộc họp, cuộc làm việc để xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Quá trình giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã tổ chức hàng chục cuộc họp, hội thảo trước khi dự thảo Luật được đưa ra trình Quốc hội. Bằng sự tâm huyết, trách nhiệm, rất nhiều cá nhân, tổ chức, cơ quan và tầng lớp nhân dân đã đề xuất nhiều ý tưởng đột phá, giải pháp sáng tạo cho Luật Thủ đô (sửa đổi).


UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án thi tuyển kiến trúc cầu Ngọc Hồi nối huyện Thanh trì và tỉnh Hưng Yên.
Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện Ba Vì đã thực hiện xong việc lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và tên gọi các xã mới.
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng thực hiện các dự án trụ sở chưa khởi công, đồng thời đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành thành quyết toán các dự án trụ sở đã hoàn thành hoặc đã bàn giao đưa vào sử dụng.
Ban quản trị, ban quản lý tòa nhà chung cư SDU (143 Trần Phú, Hà Đông, TP. Hà Nội) đã phối hợp với Công ty nước sạch Hà Đông để khắc phục sự cố nước bẩn, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong quá trình triển khai cải tạo bể ngầm.
Ngày 19/4, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.
30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã trình phương án dự kiến sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã lên UBND thành phố. Dự kiến, Hà Nội sẽ còn 126 xã, phường so với 526 đơn vị hành chính cấp xã hiện tại.
0