Lo ngại giá ảo từ cuộc đua đấu giá đất

Những thửa đất vừa được đấu tại xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, có giá cao nhất lên tới hơn 100 triệu đồng/m2, gây bất ngờ với cả các chuyên gia và nhà đầu tư bởi đây là khu vực xa trung tâm và chưa có hạ tầng kết nối đồng bộ.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên một buổi đấu giá đất ở ngoại thành thu hút đông nhà đầu tư tham gia và đạt mức giá trúng cao đột biến.

Năm 2022, đất đấu giá tại xã Đại Mạch, huyện Đông Anh (Hà Nội) xác nhận kỉ lục khi mức trúng cao nhất đạt 106,9 triệu đồng/m2. Đây là thời điểm các cơn sốt đất diễn ra tại vùng ven Hà Nội. Lúc này nhiều người cho rằng giá trúng cao như vậy một phần là hệ quả từ những cơn sốt đất.

Năm 2023, thị trường ảm đạm, đất nền gặp khó khăn. Nhiều nhà đầu tư không mặn mà với đấu giá đất. Một số người ôm đất từ hệ quả của cơn sốt đất 2022 như ngồi trên đống lửa khi thấy thị trường im hơi lặng tiếng.

Năm 2023, thị trường ảm đạm, đất nền gặp khó khăn.

Bước sang năm 2024, nhất là từ thời điểm tháng 2, sau khi Nghị định 12 bổ sung một số nội dung về định giá đất có hiệu lực, mức giá khởi điểm mới được áp dụng tại các cuộc đấu thấp hơn nhiều so với trước. Cộng thêm thị trường đón nhận những tín hiệu phục hồi. Đó là một trong những nguyên nhân thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm hơn tới đấu giá đất.

Đỉnh điểm là cuộc đấu giá đất tại Thanh Oai ngày 10/8 vừa qua, với  mức giá trúng cao nhất lên tới hơn 100 triệu đồng/m2. Thị trường bỗng trở nên xáo trộn khi lo ngại các cơn sốt đất quay trở lại.

Một buổi đấu giá đất.

Giá cao bất thường tại cuộc đấu giá ở Thanh Oai đã làm dấy lên nỗi lo về làn sóng giá ảo sẽ được tạo lập với các thửa đất quanh khu vực. Vì sao nói là giá ảo? Thứ nhất, theo số liệu thống kê, giá đất trung bình tại Thanh Oai trong quý II vừa qua chỉ ở mức 27 triệu đồng/m2. Thứ hai, khu vực xung quanh các khu đất đấu giá không có chuyển biến mạnh mẽ gì về hạ tầng.

Khu đất được đem ra đấu giá có vị trí tiếp giáp với đường liên xã. Một bên là khu dân cư thưa thớt với ao, mương vây quanh và một bên là cánh đồng đang bỏ hoang. Nơi đây cách trung tâm thành phố tới 30km và khá xa quốc lộ 21B.

Ngay sau phiên đấu giá, nhiều lô đất lập tức đã được rao bán lại với giá chênh lệch từ 300 triệu đồng đến một tỷ đồng. Tuy nhiên sau bốn ngày “thổi giá” nhưng không bắt được “sóng” nhà đầu tư, phần lớn các lô đất đấu giá đã được những người đầu cơ, môi giới bất động sản hạ giá bán chênh xuống còn 90 triệu đồng đến 200 triệu đồng/lô đất.

Nhiều người lo ngại kết quả của cuộc đấu giá tại Thanh Oai vừa qua sẽ được môi giới, đầu cơ lấy làm thông tin để so sánh rồi tăng giá bán khu vực xung quanh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.

Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.

Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.