Đất nền vùng ven Hà Nội tiếp tục bị làm giá
Trong vai người đi mua đất nền, phóng viên Đài Hà Nội đã liên lạc với môi giới. Sau khi đi thực địa tại một số địa điểm, có thể thấy giá đất tại vùng ven Hà Nội, đặc biệt là ở khu vực Hoài Đức, đang tiếp tục bị đẩy lên cao.
Nhiều lời mời chào như “bán cắt lỗ”, “chủ đất cần tiền bán gấp”…thực chất chỉ là một chiêu trò, vì khi so thì mức giá tưởng chừng như cắt lỗ ấy lại vẫn đang ở "trên trời".
Một người môi giới giới thiệu với phóng viên: “Như chị thấy ở đây hạ tầng khang trang, sắp tới khu này phát triển lắm. Đất tại khu này hiện bây giờ cũng 60-70 triệu 1 mét. Mà đấy là chủ họ đang cần tiền nên bán rẻ đấy. Mấy khu đất dịch vụ mà mặt đường lớn còn hơn 100 triệu 1 mét cơ”.
Theo lời giới thiệu và quảng cáo thì đang có rất nhiều người đổ xô về vùng ven, đặc biệt là Hoài Đức để đầu tư đất nền, do nơi đây chuẩn bị lên quận, lại được đầu tư hạ tầng tốt. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, văn phòng BĐS xung quanh lại khá im lìm, ít người đến giao dịch.

TS. NGUYỄN MINH PHONG – CHUYÊN GIA KINH TẾ
Ông NGUYỄN VĂN ĐÍNH - PHÓ CHỦ TỊCH HIỆP HỘI BĐS VIỆT NAM
Không chỉ riêng Hoài Đức, một số khu vực đang có các dự án lớn triển khai hoặc chuẩn bị lên quận như Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm….cũng ghi nhận tình trạng thổi giá đất nền.
Tuy nhiên, sau khi trải qua thời kỳ thanh lọc của thị trường do ảnh hưởng của dịch bệnh và “sốt ảo”, đến thời điểm này, nhà đầu tư, người dân đang ngày càng thận trọng với kiểu đầu tư “ăn xổi” và từng bước chuyên nghiệp hơn trong việc tìm hiểu các thông tin về dự án trước khi đầu tư kinh doanh.
Đặc biệt, người dân vẫn đang chờ đợi 3 luật mới có thời gian thẩm thấu, định hướng thị trường BĐS phát triển theo hướng thực chất hơn, ổn định hơn.


Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.
Sau hơn hai năm thi công, tuyến đường Lê Quang Đạo (TP. Hà Nội) kéo dài - một trong những công trình giao thông trọng điểm đang dần được hoàn thiện và sẽ thông xe toàn tuyến vào ngày 19/4.
0