Lập đàn cầu mưa, niềm tin mù quáng hay trò lừa bịp?

Giới thiệu người cầu mưa giúp dân: chuyện thật như đùa
Câu chuyện bắt đầu khi Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ văn hóa và khoa học - công nghệ, vừa ký văn bản gửi Chi cục Thủy lợi TP. HCM giới thiệu ông Lê Minh Hoàng, người có khả năng cầu mưa.
Trong cuộc trò chuyện với Phóng viên Đài Hà Nội, ông Điệp cho biết: "Khoa học có những chân trời chưa có đáp số, nếu khả năng người ta có mà chúng ta không thử thì chúng ta mất đi một tài năng. Vì vậy tốt nhất là cứ giới thiệu để địa phương kiểm nghiệm". Tuy nhiên, ông Điệp cũng chưa kiểm chứng được khả năng đặc biệt này của ông Hoàng.
Ông Lê Minh Hoàng: từ thợ tiện đến người hô mưa
Trong cuộc gặp gỡ với phóng viên Đài Hà Nội tại trụ sở UBND xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, ông Lê Minh Hoàng khẳng định mình đã từng cầu mưa tại các tỉnh Lâm Đồng và Bến Tre rất thành công. Thậm chí ông cho biết, năm 2023, ông cho biết đã cầu nguyện cho các thủy điện trên cả nước không thiếu nước để phát điện cho người dân có mùa màng bội thu: "Bằng những gì mà tôi đã làm và nghiên cứu thì khả năng cầu mưa của tôi thành công trên 98%".

Tuy nhiên, theo Ông Nguyễn Văn Bôn, trưởng thôn Phúc Khê và ông Nguyễn Trí Trực 80 tuổi - hàng xóm của "thầy phù thủy" Lê Minh Hoàng cho biết, công việc chính của ông Hoàng là thợ tiện, từ trước tới nay ông Hoàng chưa có hoạt động nào liên quan đến "hô mưa gọi gió" và cũng chưa từng hỗ trợ gì về vấn đề chống thiên tai thảm họa cho người dân địa phương.

Theo xác nhận của chính quyền địa phương, ông Lê Minh Hoàng từng có thời gian đi làm kinh tế tại tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, khoảng ba năm trở lại đây, ông cùng vợ về quê làm nghề tiện gỗ, nhưng công việc không ổn định, ít việc và ông Hoàng chỉ là người dân bình thường như bao người khác.

Chuyên gia khẳng định: hô mưa là trò nhảm nhí
Theo quan điểm của Tiến sĩ Vũ Thế Khanh - Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng - UIA, với hơn 30 năm nghiên cứu về thế giới tâm linh, ông khẳng định việc cầu mưa chỉ là trò bịp bợm, nhảm nhí và đôi lúc ăn may.

"Với trường hợp ông Lê Minh Hoàng tự nhận mình có khả năng cầu mưa thì đây là chuyện hoang tưởng về khả năng của bản thân. Tuy nhiên, chúng ta không nên gọi là lừa đảo vì ông ta chưa lấy tiền của ai và chưa gây ra thiệt hại gì". - Tiến sĩ Vũ Thế Khanh cho hay.
Chuyên gia khí tượng khẳng định: thời tiết hiện tại rất khó có mưa
Theo các nhà nghiên cứu, xét về phương diện khoa học, thời tiết là một hiện tượng của tự nhiên, có những chu kỳ vận động nhất định mà con người có thể dự đoán được những vận động chính như mùa màng, thời tiết từng thời điểm trong năm. Tuy nhiên, việc dự đoán chi tiết theo ngày chỉ có thể dự đoán bằng các phương pháp khí tượng học.

Theo ông Lê Đình Quyết, Trưởng phòng dự báo, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, thời điểm hiện tại, với những điều kiện nhiệt độ không khí cao, không khí rất khô với độ ẩm không khí thấp, ban ngày chỉ 30-35%, rất xa với điều kiện thuận lợi hình thành mây gây mưa với độ ẩm không khí phải từ 89-90% thì không thể có mưa.
Dù đã có nhiều cảnh báo và chế tài xử phạt rõ ràng, nhưng tình trạng người điều khiển phương tiện giao thông vượt quá tốc độ cho phép vẫn diễn ra phổ biến.
UBND huyện Thường Tín đã tổ chức khởi công xây dựng dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn thị trấn Thường Tín.
Bộ Xây dựng đã có ý kiến chính thức liên quan đến đề xuất nâng cấp tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Trước tình trạng trên 30% số vụ tai nạn giao thông xảy ra trên quốc lộ, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia kiến nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu tách làn xe cơ giới và thô sơ.
Dự án Đầu tư xây dựng mới tuyến đường Tây Thăng Long, đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Văn Tiến Dũng, đang bị chậm so với tiến độ đề ra. Nguyên nhân là do công tác giải phóng mặt bằng, phục vụ thi công tuyến đường đang gặp nhiều vướng mắc.
Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường triển khai Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
0