Lần đầu tiên Việt Nam bán thành công tín chỉ carbon rừng
Với đơn giá 5 USD/tấn carbon hấp thụ, tổng giá trị của hợp đồng lên tới 51,5 triệu USD (khoảng 1.250 tỉ đồng). Nguồn lực tài chính này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Rõ ràng tín chỉ carbon đã trở thành giá trị mới từ rừng. Hiện rất nhiều địa phương có độ che phủ rừng cao đã sẵn sàng và kỳ vọng có thể sớm thương mại hóa tín chỉ carbon rừng.
Năm 2023, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đã nhận được 41,2 triệu USD (tương đương 997 tỷ đồng) từ quỹ carbon. Số tiền phân bổ cho các địa phương như sau:
Thanh Hóa: > 162,5 tỷ đồng
Nghệ An: ~282,5 tỷ đồng
Hà Tĩnh: ~122,8 tỷ đồng
Quảng Bình: ~ 235,6 tỷ đồng
Quảng Trị: >51 tỷ đồng
Thừa Thiên Huế: ~ 107,4 tỷ đồng
Bên cạnh nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng thì đây là khoản thu nhập cao, bền vững đối với nhiều hộ dân, nhất là đồng bào dân tộc sống gần rừng.
Tín chỉ carbon rừng được tạo ra từ các hoạt động dự án giảm phát thải nhà kính, như giảm mất rừng và suy thoái rừng; tăng cường bể hấp thụ từ hoạt động trồng rừng, trồng lại rừng, tái tạo thảm thực vật và hoạt động tăng cường quản lý rừng. Chủ rừng có thể quy đổi diện tích rừng đang quản lý, bảo vệ ra lượng hấp thụ khí CO2, ra tín chỉ carbon và có thể bán tín chỉ này tại thị trường carbon qua cơ chế giảm phát thải khí nhà kính. Những khoản tiền đầu tiên từ bán tín chỉ carbon rừng có ý nghĩa to lớn, không chỉ về kinh tế mà còn môi trường, xã hội.
Chỉ số phát triển con người của Việt Nam được duy trì ở mức cao nhưng vẫn có bất bình đẳng tiềm ẩn, theo Báo cáo Phát triển Con người 2025 mới được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố.
Hơn 10 nghìn đồng có thể mua được một bao thuốc lá là một mức giá quá rẻ, khiến tỷ lệ người hút thuốc lá ở Việt Nam thuộc top cao trên thế giới. Vậy, liệu tăng giá thuốc lá có thực sự giảm được số lượng người hút?
Thủ tướng Chính phủ đề nghị rút ngắn thời gian, phấn đấu vượt tiến độ dự án cao tốc qua Nam Định, Thái Bình ít nhất 6 tháng, phấn đấu hoàn thành trong năm 2026.
Bộ Xây dựng cho biết, theo dự thảo về quy chuẩn khí thải, nếu một chiếc ô tô được kiểm tra, bảo dưỡng đầy đủ đều có thể đáp ứng mức khí thải theo lộ trình. Người đang sử dụng ô tô không cần phải quá lo lắng.
Từ ngày 16/5, các phương tiện giảm tốc độ còn 60km/h khi qua điểm thi công nút giao Vành đai 3,5 - Đại lộ Thăng Long.
Sở Xây dựng Hà Nội vẫn đang duy trì 5 tổ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) với nhiệm vụ chính là rà soát, tham mưu điều chỉnh tổ chức giao thông, nhằm giảm thiểu ùn tắc và tai nạn.
0