Kiều bào về nước tham gia phát triển công nghệ cao
Trong số hơn 6 triệu kiều bào Việt Nam đang sinh sống ở hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, nhiều người mong muốn được góp sức mình cho công cuộc dựng xây, phát triển đất nước, nhất là trong lĩnh vực phát triển công nghệ cao.
Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Nghĩa - chuyên gia trong lĩnh vực AI tại Australia đã mang sản phẩm AIbox mà mình và các đồng nghiệp nghiên cứu về giới thiệu ở Việt Nam. Theo anh, sự hỗ trợ của Chính phủ với những cơ chế, chính sách cụ thể là điều kiện cần thiết để thu hút sức mạnh của đội ngũ kiều bào đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao.
Ông Nguyễn Tuấn Nghĩa chia sẻ: "Sản phẩm này không phải của một mình cá nhân tôi tạo ra mà nó là kết quả của cả một tập thể trí thức ở nước ngoài đóng góp. Sự hỗ trợ của Chính phủ có rất nhiều chính sách thu hút người Việt Nam ở nước ngoài đưa sản phẩm của mình về đất nước. Điều này nó tạo động lực cho chúng tôi xây dựng một sản phẩm đưa về thị trường Việt Nam. Đồng thời chúng tôi thấy Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng".

Sau 15 năm làm việc và nghiên cứu tại Nhật Bản, PGS.TS Nguyễn Ngọc Mai Khanh đã quyết định về nước để hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn. Với quy mô dân số lớn và định hướng chuyển đổi số của Chính phủ, ông cho rằng Việt Nam có cơ hội lớn để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Mai Khanh cho hay: "Mong muốn sâu xa của tôi là muốn đóng góp một cái gì đấy cho quê hương mình bằng việc cụ thể, đó là trong vi mạch này, tôi nghĩ là điều đó sẽ cộng hưởng sức mạnh trong ngành công nghệ bán dẫn tại Việt Nam".
Hiện nay, nhiều người Việt Nam ở nước ngoài đang có vai trò quan trọng trong những công ty hàng đầu thế giới. Kết nối, kêu gọi và hợp tác với những kiều bào có kinh nghiệm, trình độ trong lĩnh vực bán dẫn, công nghệ trí tuệ nhân tạo là việc cần thiết.
Các kiều bào cho rằng Việt Nam cần có sự đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời có các chính sách rõ ràng và quy định phù hợp để tạo điều kiện cho sự phát triển của công nghệ.


Giới chức Israel cho biết, nước này không loại trừ khả năng tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran trong những tháng tới, mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây lưu ý với Thủ tướng Israel Netanyahu rằng, Mỹ hiện không muốn ủng hộ động thái như vậy.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ tạm dừng giao tranh với Ukraine trong dịp lễ Phục sinh, dự kiến bắt đầu từ 18 giờ ngày 19/4 đến nửa đêm ngày 21/4 (giờ Moscow).
Sau khi giải phóng khu định cư Oleshnya, quân đội Nga chỉ còn phải đánh bật lực lượng Ukraine khỏi khu định cư Gornal để hoàn tất việc giành quyền kiểm soát toàn bộ vùng Kursk.
Chính phủ Ukraine ngày 18/4 đã công bố bản ghi nhớ về ý định hoàn tất một thỏa thuận chính thức, trao cho Mỹ quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia này.
Theo các số liệu tổng hợp mới nhất, vụ Mỹ không kích cảng nhiên liệu Ras Isa do lực lượng Houthi kiểm soát ở miền Tây Yemen đã khiến 80 người thiệt mạng và hơn 170 người bị thương.
Nhật Bản sẽ tiếp tục đàm phán với Mỹ để giải quyết các vấn đề về thuế quan trong tháng 4/2025 - Bộ trưởng Phục hồi kinh tế Nhật Bản, ông Akazawa Ryosei cho biết.
0