Khơi dậy niềm yêu thích lịch sử bằng trải nghiệm thực tế

Việc trải nghiệm thực tế và tự mình tham gia vào các dự án về lịch sử sẽ góp phần bồi đắp, làm sâu sắc hơn nhận thức của các em học sinh về giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống của dân tộc.

Các chương trình giáo dục học sinh thông qua hành trình thực tế là phương pháp hiệu quả giúp các em học hỏi, khám phá và thấm nhuần tinh hoa cha ông ta để lại.

Cuộc thi về tìm hiểu kiến thức lịch sử xung quanh chiến thắng ngày 30/4/1975 hay mô hình về các địa danh lịch sử do chính tay các em học sinh tự xây dựng là cách làm thú vị giúp học sinh trở nên hào hứng hơn với môn học lịch sử.

Em Nguyễn Phạm Hiền Minh - học sinh lớp 9, Trường Wellspring Hanoi chia sẻ: "Chúng em có mô hình về đường Trường Sơn, địa đạo Củ Chi. Các bạn đã cùng nhau lên ý tưởng bản vẽ trước và sau đó sử dụng những dụng cụ được các thầy cô cung cấp. Thông qua việc làm mô hình, các bạn sẽ có cơ hội hiểu hơn về lịch sử và những dấu mốc quan trọng".

Còn với các em học sinh của trường PTDT Nội trú Hà Nội, việc được tự mình khám giá, nghiên cứu về hành trình lịch sử của đất nước đã giúp các em có thành tích nổi bật trong các kỳ thi cấp thành phố.

Môn lịch sử trước đây thường được coi là môn học khó nhớ với đại đa số học sinh. Thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử, nhiều thầy, cô giáo đã nghiên cứu và tìm tòi, tạo những bước chuyển biến mới tích cực trong phương pháp dạy học của môn này.

Ông Nguyễn Vĩnh Sơn - Tổng Hiệu trưởng Trường Wellspring Hanoi cho biết: "Chúng tôi luôn mong mỏi rằng, làm thế nào để các con hiểu được giá trị của lịch sử, đạo đức một cách chân thực nhất, trung thực nhất và gắn liền với cuộc sống thực tế nhất. Do đó bất cứ điều gì đổi mới sáng tạo giúp các con hiểu được những giá trị đó một cách sâu sắc nhất thì chúng tôi sẽ thực hiện".

Muốn yêu lịch sử, phải có người “thổi lửa”. Bên cạnh vai trò của thầy, cô trong việc định hướng, dẫn dắt học sinh yêu thích bộ môn lịch sử, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, nhà trường cần là cầu nối để giúp các em có thêm nhiều trải nghiệm với việc học sử.

Việc đổi mới tư duy sáng tạo và phương pháp dạy học truyền cảm hứng của các thầy, cô sẽ là điều quyết định để môn học này thực hiện được sứ mệnh quan trọng của nó - giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ học sinh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.