Iran tỏ ra thận trọng trước cuộc đàm phán với Mỹ

Iran tỏ ra hoài nghi trước vòng đàm phán sắp tới với Mỹ liên quan tới chương trình hạt nhân của nước này. Giới chức Tehran cho biết không kỳ vọng nhiều vào kết quả, trong bối cảnh cả hai bên vẫn tồn tại những bất đồng sâu sắc.

Theo hãng tin Reuters, các quan chức Iran cho biết nước này đang tiếp cận vòng đàm phán vào cuối tuần này với Mỹ một cách dè dặt và thiếu niềm tin về khả năng đạt được tiến triển thực chất.

Cuộc đàm phán dự kiến diễn ra ngày 12/4 tại Oman – được Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố hôm 8/4. Đây là nỗ lực mới nhất của Washington nhằm tìm kiếm một thỏa thuận hạt nhân với Tehran, sau khi ông Trump nhiều lần cảnh báo có thể sử dụng biện pháp quân sự nếu Iran không nhượng bộ. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi khẳng định nước này chỉ đồng ý đàm phán gián tiếp, viện dẫn sức ép và những đe dọa từ phía Mỹ.

Ngoại trưởng Iran cho rằng, chỉ có đàm phán gián tiếp mới đảm bảo được tính chất “thành thật và hiệu quả” của tiến trình. Ông Araqchi cũng xác nhận, ông sẽ dẫn đầu phái đoàn Iran, trong khi đặc phái viên Mỹ về Trung Đông – ông Steve Witkoff – sẽ đại diện phía Mỹ. Vai trò trung gian được giao cho Ngoại trưởng Oman, ông Badr al-Busaidi.

Một số nguồn tin khu vực cho biết Iran yêu cầu Mỹ đưa ra “hành động thiện chí” trước khi có bất kỳ tiếp xúc trực tiếp nào – chẳng hạn như dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt hoặc giải phóng tài sản bị phong tỏa. Nga – một trong các nước ký kết thỏa thuận hạt nhân năm 2015 – tuyên bố ủng hộ mọi nỗ lực đối thoại, dù là trực tiếp hay gián tiếp, nhằm hạ nhiệt căng thẳng. Cùng ngày, Hạ viện Nga cũng đã phê chuẩn thỏa thuận đối tác chiến lược 20 năm với Iran.

Tranh cãi xung quanh chương trình hạt nhân của Iran đã kéo dài hơn 20 năm. Tehran khẳng định chương trình của họ chỉ phục vụ mục đích dân sự, nhưng phương Tây lo ngại đây có thể là bước đệm để phát triển vũ khí hạt nhân. Năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt ký năm 2015 giữa Iran và nhóm P5+1, khiến các cuộc đàm phán rơi vào bế tắc suốt từ đó tới nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/4 cho biết, ông hy vọng Nga và Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận trong tuần này để chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Việc hai thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tăng mức áp thuế hàng nhập khẩu đáp trả nhau sẽ khiến ngành công nghiệp hàng xa xỉ phải trải qua một năm đầy chông gai.

Trao đổi với Đài Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế để đàm phán thương mại thành công với Mỹ. Trong nguy có cơ, đây cũng là cơ hội để chúng ta củng cố nội lực, xây dựng các doanh nghiệp dân tộc dẫn dắt chuỗi cung ứng thay vì lệ thuộc vào FDI.

Các máy bay chiến đấu Su-35S của Nga đã bắt đầu đảm nhận nhiệm vụ trinh sát radar trên không tại Ukraine - một vai trò vốn trước đây chỉ dành cho A-50U cỡ lớn.

Cả Nga và Ukraine đều cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh.

Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.