Đàm phán Mỹ - Iran: Phép thử và gài bẫy

Tổng thống Donald Trump ngày 7/4 tuyên cáo các cuộc đàm phán hạt nhân trực tiếp giữa Mỹ và Iran sẽ diễn ra vào ngày 12/4. Trong khi đó, Iran kêu gọi Mỹ thể hiện sự quan tâm thực tế trong việc đàm phán.

Hai điều đáng được chú ý đến ở tuyên cáo của ông Trump là đàm phán ở cấp cao và đàm phán trực tiếp giữa Mỹ và Iran. Cấp đàm phán giữa Mỹ và Iran là giữa đặc phái viên của ông Trump về khu vực Trung Đông Steve Witkoff và Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi.

Lần đàm phán trực tiếp cuối cùng giữa Mỹ và Iran diễn ra cách đây 10 năm, ở thời Tổng thống Mỹ Barack Obama. Kết quả đàm phán đạt được hồi năm 2015 là thoả thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran mà ông Trump đơn phương chấm dứt hồi năm 2018.

Thời Tổng thống Mỹ Joe Biden, Mỹ và Iran chỉ tiến hành đàm phán gián tiếp với nhau và không đưa lại được kết quả gì. Phía Iran xác nhận sẽ có đàm phán giữa Mỹ và Iran vào ngày 12/4 tới ở Oman, nhưng là đàm phán gián tiếp.

Chỉ riêng sự khác biệt giữa trực tiếp và gián tiếp đã đủ để cho thấy đàm phán chưa bắt đầu mà cả hai phía đều đã chuẩn bị sẵn cho kịch bản đàm phán không đạt được kết quả gì.

Phía Mỹ muốn nêu bật và nhấn mạnh rằng Mỹ chủ động đề nghị đàm phán và rất thiện chí, nên nếu đàm phán thất bại không phải do Mỹ mà trách nhiệm thuộc về phía Iran.

Phía Mỹ chơi chiêu thức này vì tin rằng chỉ được chứ không mất gì. Nếu đạt được thoả thuận với Iran, ông Trump có thể rùm beng thoả thuận để quảng bá hình ảnh cá nhân và coi đấy là thành tựu cầm quyền quan trọng. Nếu đàm phán thất bại, phía Mỹ sẽ đổ hết trách nhiệm cho Iran, dùng thất bại của đàm phán làm cớ để biện minh cho những bước đi cứng rắn tiếp theo đối với Iran, kể cả cho khả năng tấn công quân sự Iran.

Iran đi vào đàm phán với Mỹ trước hết để không sa vào bẫy của phía Mỹ và ngăn ngừa sớm chính quyền mới ở Mỹ manh động hành động quân sự nhằm vào Iran.

Iran nhận thức được về sự cần thiết phải đàm phán trực tiếp hay gián tiếp với Mỹ vì khuôn khổ đàm phán giữa Iran với EU, Anh và Pháp giờ đã không còn thích hợp. Ông Trump và cộng sự không còn coi trọng EU và NATO nên sẽ không sẵn sàng chấp thuận kết quả đàm phán giữa Iran với EU, Anh và Pháp.

Trong thời gian vừa qua, chính quyền mới ở Mỹ và Israel ráo riết song kiếm hợp bích nhằm tạo dựng trật tự chính trị an ninh và cục diện quân sự mới ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và Vùng Vịnh với tác động rất bất lợi tới Iran.

Đạt được thoả thuận với Mỹ sẽ có lợi cho Iran, nhưng khi đàm phán không đạt được thoả thuận thì Iran cũng sẽ có lý do để tiếp tục chương trình hạt nhân. Do đó, cuộc đàm phán là phép thử của hai bên về thiện chí và giới hạn nhượng bộ, nhưng đồng thời còn là gài bẫy lẫn nhau.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Các cuộc tấn công bằng tên lửa và pháo binh của Ấn Độ nhằm vào Pakistan sáng 7/5 đã khiến ít nhất 31 người thiệt mạng.

Lễ tổng duyệt duyệt binh 80 năm Ngày Chiến thắng diễn ra tại Quảng trường Đỏ, Liên bang Nga vào sáng 7/5.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ chấm dứt các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi tại Yemen, sau khi nhóm vũ trang này đồng ý ngừng tấn công các tuyến hàng hải chiến lược ở Trung Đông.

Chính phủ Sudan ngày 6/5 tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), sau những cáo buộc UAE hỗ trợ Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) đối địch với quân đội Sudan.

Sau nhiều tháng chờ đợi, cuộc tiếp xúc nhằm “phá băng” mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã được lên lịch.

Ấn Độ vừa tiến hành một cuộc không kích nhằm vào Pakistan. Đây là hành động xâm nhập sâu nhất của New Delhi vào lãnh thổ không tranh chấp của Pakistan kể từ cuộc chiến tranh giữa hai nước năm 1971.