Hơn 2.500 người di cư thiệt mạng trên Địa Trung Hải

Số người thiệt mạng hoặc mất tích khi cố gắng vượt biển Địa Trung Hải để nhập cư trái phép vào châu Âu, đã tăng 2/3 trong năm nay.

Giám đốc Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) New York, bà Ruven Menikdiwela, đã công bố số liệu trên trong cuộc họp tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào ngày 28/9, nhấn mạnh đến nguy hiểm mà người di cư phải đối mặt trên tuyến đường biển vượt biển nhiều rủi ro này.

Bà Ruven Menikdiwela cho biết, theo số liệu tính đến ngày 24/9, hơn 2.500 người đã thiệt mạng hoặc mất tích chỉ trong năm nay trên hành trình di cư qua Địa Trung Hải, cao hơn rất nhiều so với con số 1.680 người vào cùng kỳ năm 2022.

Bà Menikdiwela một lần nữa nhấn mạnh, tuyến đường di cư qua biển Địa Trung Hải từ các bờ biển Tunisia, Libya là một trong những tuyến đường nguy hiểm nhất thế giới.

Cũng trong khoảng thời gian trên, có khoảng 186.000 người di cư thông qua tuyến đường biển Nam châu Âu đã đặt chân đến Italy, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Cyprus và Malta. Trong số đó, có hơn 130.000 người đến Italy, tăng 83% so với cùng thời gian năm 2022.

Về điểm khởi hành của người di cư, từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, ước tính có hơn 102.000 người tị nạn và di cư tìm cách vượt biển Địa Trung Hải từ Tunisia và 45.000 người từ Libya. Bà Menikdiwela cho biết thêm, ước tính có khoảng 31.000 người đã được cứu trên biển hoặc bị chặn lại và đưa lên bờ ở Tunisia cùng 10.600 người tương tự ở Libya.

Những số liệu đáng lo ngại này được đưa ra khi các Bộ trưởng Bộ Nội vụ EU nhóm họp để tìm một giải pháp đồng thuận. Trong 9 tháng đầu năm nay, Italy đã đón 130.000 người di cư, tăng tới 83% so với năm 2022. Trước áp lực nặng nề do lượng người di cư từ châu Phi ngày càng tăng, Italy đã phải tìm kiếm sự can thiệp của Liên hợp quốc, đồng thời kêu gọi EU chia sẻ trách nhiệm để giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, cuộc họp vào ngày 28/9 của các bộ trưởng châu Âu đã không đạt được một thoả thuận nào nhằm chia sẻ gánh nặng di cư đang gia tăng giữa các nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Cả Ấn Độ và Pakistan đã vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ sau khi thoả thuận có hiệu lực chỉ vài giờ. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng ủng hộ lệnh ngừng bắn và kêu gọi hai bên nghiêm túc thực hiện.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sĩ vào hôm 10/5, đánh giá rằng hai bên đã đạt một “sự tái khởi động toàn diện” trong bầu không khí “thân thiện và mang tính xây dựng”.

Lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức, Ba Lan và Ukraine vừa có cuộc gặp tại Kiev, trong đó các bên nhất trí kêu gọi lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện ở Ukraine trong ít nhất 30 ngày, bắt đầu từ ngày 12/5 tới.

Bộ trưởng Ngoại giao Iran, ông Abbas Araqchi ngày 10/5 cho biết, Tehran sẽ không bao giờ nhượng bộ về các vấn đề hạt nhân nếu mục tiêu của Mỹ là tước đoạt "quyền hạt nhân" của Iran.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay 11/5 đã lên tiếng đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine vào ngày 15/5 tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).

Nhà đấu giá danh tiếng Sotheby’s đã công bố một tuyệt phẩm đá quý mới: viên kim cương xanh lam mang tên Mediterranean Blue, hay còn gọi là Kim cương xanh Địa Trung Hải.