Hà Nội, ngày thống nhất
Bằng góc nhìn độc đáo của một lăng kính khác biệt, với tổng thời lượng chỉ gói gọn trong bốn tập phim 30 phút, bộ phim tài liệu "Hà Nội, ngày thống nhất" không chọn kể về những trận đánh ác liệt hay những cánh quân tiến về Sài Gòn, mà khéo léo kể những câu chuyện từ Hà Nội - nơi được xem là trái tim, là hậu phương vững chắc trong suốt hành trình đi đến ngày đất nước sum họp một nhà.


Điểm sáng của bộ phim nằm ở cách tiếp cận đa chiều khi lần lượt phác họa Hà Nội qua nhiều vai trò: từ trung tâm chỉ huy với những quyết sách chiến lược, đến mảnh đất nuôi dưỡng tình cảm đoàn kết Nam - Bắc, nơi khởi nguồn của những người lính sinh viên và cuối cùng là biểu tượng cho khát vọng hòa bình bền vững. Mỗi khía cạnh được thể hiện qua góc nhìn riêng của các đạo diễn trẻ, tạo nên sự mới mẻ trong cách kể về một giai đoạn lịch sử hào hùng.

Tập 1 của bộ phim xoay quanh những "bức điện mật" từ Hà Nội, được tái hiện một cách sống động qua những hầm chỉ huy lịch sử, nơi những quyết định "thần tốc, táo bạo" được đưa ra, định hình nên thắng lợi vĩ đại của dân tộc.
Đan xen với những quyết sách chiến lược là những câu chuyện về tình cảm gắn kết Bắc - Nam, tình yêu Tổ quốc trong tập 2 thông qua góc nhìn của những văn nghệ sĩ hay những kí ức của những người con miền Nam tập kết ra Bắc; những sinh viên Thủ đô gác lại giảng đường, "xếp bút nghiên" lên đường chiến đấu trong tập 3. Nhiều người trong số họ đã không trở về. Sự hy sinh của các anh đã góp phần làm nên chiến thắng lẫy lừng, thống nhất non sông về một mối.
Ở phần cuối hành trình là những câu chuyện sau khi nước nhà hoàn toàn độc lập. Chiến thắng 30/4/1975 mở ra một chương mới đầy thử thách. Khán giả được chứng kiến Thủ đô Hà Nội gánh vác trọng trách đầu tàu, vượt qua muôn vàn khó khăn thời kỳ bao vây cấm vận để từng bước vươn mình, góp phần đưa đất nước thoát khỏi "quán tính chiến tranh", hướng tới một Việt Nam hòa bình, thân thiện trên trường quốc tế.

"Hà Nội, ngày thống nhất" không chỉ đơn thuần là một bộ phim tài liệu lịch sử, mà còn là lời tri ân sâu sắc dành cho những đóng góp thầm lặng của Thủ đô và người dân nơi đây. Thông qua những nhân chứng sống, những câu chuyện chưa từng được kể, bộ phim như một minh chứng hùng hồn cho tinh thần "tất cả vì miền Nam ruột thịt" của Hà Nội trong suốt hơn hai mươi năm đất nước bị chia cắt.
"Thăng Long phi chiến địa,
Non nước thịnh mãi bền."
Với cách tiếp cận mới mẻ, tinh tế, "Hà Nội, ngày thống nhất" đã thành công trong việc tái hiện một giai đoạn lịch sử hào hùng dưới góc nhìn khác biệt, nhắc nhở thế hệ hôm nay rằng: đối với người Hà Nội, ngày 30/4/1975 không đơn thuần là một dấu mốc lịch sử mà còn là hiện thân cho khát vọng độc lập, hòa bình và thống nhất đất nước - một khát vọng đã được viết nên bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu xương của biết bao thế hệ người Việt.


Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Sơn Tây đã tổ chức Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) vào tối nay 26/4.
Đêm bắn pháo hoa tầm cao thứ 2 dịp lễ 30/4 diễn ra từ 21h30 đến 21h40 tối 26/4 tại công viên bờ sông Sài Gòn (TP Thủ Đức). Rất đông người dân và du khách thập phương tập trung để thưởng thức màn bắn pháo hoa, một “bữa tiệc” ánh sáng đầy màu sắc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo trong sáng 26/4.
Cơ quan công an khuyến cáo, người dân cần thận trọng khi đăng tải hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội; luôn nâng cao ý thức cảnh giác trước các cuộc gọi không rõ danh tính, cuộc gọi từ số máy lạ.
Công an phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy) đã liên lạc được với gia đình của cháu bé học lớp 3 bị đi lạc và đưa cháu về với gia đình.
Vùng 3 Hải quân ngày 26/4 đã phối hợp chính quyền địa phương tổ chức hoàn thành công trình tôn tạo, chỉnh trang Tượng đài chiến thắng Đặc công Hải quân tại Thị trấn Cửa Việt (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị).
0