Hà Nội cứ mưa là ngập
Nhiều người cho rằng một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Hà Nội ngập lụt là do hệ thống thoát nước nội đô lạc hậu, cơ sở hạ tầng cũ, xuống cấp, khả năng tiêu thoát nước hạn chế, bị bồi lắng.

Hệ thống ao hồ tại các quận nội đô có vai trò là nơi chứa và tiêu thoát nước cho thành phố, tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa, nhiều nơi đã bị san lấp hoặc thu hẹp, không đảm bảo được chức năng.
Bên cạnh đó, một bộ phận người dân ý thức kém xả rác không đúng nơi quy định đã làm tắc nghẽn dòng chảy, ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước, nhất là khi mưa lớn, lượng nước đổ về ồ ạt.
GS.TS Trần Đức Hạ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu cấp thoát nước Việt Nam, cho biết những năm qua, thành phố Hà Nội đã không tận dụng lợi thế và địa hình để thực hiện quy hoạch thoát nước, lại cứ tập trung xây cống ngầm, trạm bơm nằm cách xa các sông ngòi rồi phải xây kênh dẫn phức tạp. Trong khi đó, sông ngòi, ao hồ lại đang bị lấp, thu hẹp.
Với lợi thế có nhiều con sông, hồ rộng, Hà Nội hoàn toàn có thể sử dụng hệ thống này để thoát nước khi có mưa lớn, phòng ngừa ngập úng.

Tại phiên chất vấn của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra vào sáng ngày 4/6/2024, trả lời câu hỏi của đại biểu về nguyên nhân gây ngập úng ở đô thị và giải pháp cho vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết giải quyết bài toán "Hà Nội cứ mưa là ngập" không thể một sớm một chiều.
Trước mắt, ngoài giải pháp duy trì chống ngập theo phương pháp "nước tự chảy", Hà Nội cần đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng các trạm bơm thoát nước ven các sông Tô Lịch, Kim Ngưu để rút quãng đường tập trung nước, tạo thành nhiều điểm cuối thoát nước tiêu úng nhanh hơn.
Ngoài việc đầu tư các trạm bơm tiêu thoát nước đô thị, xây các hầm chứa nước tại các khu vực trũng thấp để giảm úng ngập cục bộ; đầu tư nâng cấp hệ thống thoát nước lưu vực tả Nhuệ, hữu Nhuệ, lưu vực Bắc sông Hồng cũng là việc cấp bách.
Hà Nội cũng cần phải tính toán trong quá trình thiết kế, cấp phép xây dựng các khu đô thị phải có các hệ thống thoát nước đi kèm, đảm đương được huyết mạch của đô thị và phải xây dựng được các đô thị có khả năng chống chịu một cách thông minh.


UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng thực hiện các dự án trụ sở chưa khởi công, đồng thời đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành thành quyết toán các dự án trụ sở đã hoàn thành hoặc đã bàn giao đưa vào sử dụng.
Ban quản trị, ban quản lý tòa nhà chung cư SDU (143 Trần Phú, Hà Đông, TP. Hà Nội) đã phối hợp với Công ty nước sạch Hà Đông để khắc phục sự cố nước bẩn, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong quá trình triển khai cải tạo bể ngầm.
Ngày 19/4, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.
30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã trình phương án dự kiến sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã lên UBND thành phố. Dự kiến, Hà Nội sẽ còn 126 xã, phường so với 526 đơn vị hành chính cấp xã hiện tại.
Năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành mạng lưới nước sạch đến tất cả các xã, phường, thị trấn.
Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) từ 18 phường sẽ sắp xếp thành 2 đơn vị hành chính cơ sở. Ngay trong ngày 19/4, các phường đã tiến hành việc lấy ý kiến người dân tại thôn, tổ dân phố về chủ trương này.
0