Giáo dục Thủ đô bứt phát để khẳng định vị trí dẫn đầu
Tham dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Chủ tịch MTTQ thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương.
Cùng dự có Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; đại diện của nhiều bộ, ban ngành, cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội cùng hơn 3.500 đại biểu đã và đang công tác tại ngành giáo dục của Thủ đô.
Tháng 10/1954, khi hàng vạn người dân Hà Nội đón đoàn quân chiến thắng trở về, cũng là lúc ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô ra đời. Thời điểm đó, cả Hà Nội có tới gần 90% người dân chưa biết chữ nhưng chỉ có 96 trường tiểu học, 4 trường phổ thông.
Trải qua 70 năm, hành trình "nâng cao dân trí - chấn hưng dân khí - bồi dưỡng nhân tài" của ngành giáo dục Thủ đô đã có những bước tiến mạnh mẽ về quy mô và chất lượng, trở thành trung tâm giáo dục hàng đầu cả nước. Toàn thành phố có hơn 2.900 trường học với gần 2,3 triệu học sinh, gần 130.000 giáo viên.
Hà Nội là địa phương đầu tiên hoàn thành phổ cập tiểu học vào năm 1990 và hoàn thành phổ cập trung học cơ sở vào năm 1999.
Sau 16 năm sáp nhập, giáo dục Hà Nội giữ vị thế dẫn đầu cả nước về giáo dục mũi nhọn, bồi dưỡng nhân tài. Học sinh Hà Nội giành 2.200 giải tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và 200 huy chương tại các kỳ thi quốc tế lớn.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh tầm nhìn phát triển giáo dục Thủ đô trong thời gian tới phải là nền giáo dục thanh lịch.
Đồng quan điểm với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, muốn bứt phá, giáo dục Thủ đô thời gian tới phải hướng đến môi trường giáo dục lành mạnh.
Thời gian tới, ngành giáo dục Thủ đô sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, xây dựng Hà Nội trở thành thành phố học tập toàn cầu. Cùng với đó, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tự hào dân tộc cho các thế hệ học sinh Thủ đô, những chủ nhân tương lai, lực lượng quan trọng trong thực hiện các mục tiêu chiến lược của đất nước.
Tại lễ kỷ niệm sáng 12/11, ngành giáo dục Hà Nội được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất. 56 nhà giáo được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú.


Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 công lập theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đề thi các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh đều có điểm mới so với những năm trước.
Nhiều hoạt động đồng hành tại các nhà trường ở Hà Nội đã được triển khai, nhằm chuẩn bị tốt nhất mọi mặt cho học sinh lớp 9 bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 – 2026.
Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.
0