Giải pháp cho giao thông xanh ở Hà Nội

Đối mặt với nhiều thách thức về ùn tắc giao thông, ô nhiễm không khí và tiếng ồn, Hà Nội đã đề ra chương trình và lộ trình cụ thể cho việc phát triển giao thông xanh trong giai đoạn 2025-2030.

Hà Nội hiện có 1,4 triệu ô tô và gần 7 triệu xe máy, cùng với khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác tham gia giao thông.

Đi kèm với tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm không khí từ khí thải phương tiện cũng ngày càng nghiêm trọng, đe dọa tới môi trường, sức khỏe của người dân.

Ông Nguyễn Đức Khánh, giảng viên Viện Cơ khí động lực – Đại học Bách khoa Hà Nội, phân tích: "Số lượng ô tô và xe máy cá nhân đang tăng lên rất nhanh, mức độ tiêu thụ nhiên liệu thường cao hơn so với con số mà nhà sản xuất đưa ra, cũng như mức độ phát thải độc hại tăng lên rất nhiều".

Phát triển hệ thống giao thông xanh là xu hướng tất yếu.

Với tốc độ gia tăng phương tiện từ 4 -5%/ năm tại Hà Nội, việc phát triển hệ thống giao thông xanh là xu hướng tất yếu, có vai trò quan trọng để góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Nhiều giải pháp được các chuyên gia đưa ra nhằm phát triển giao thông xanh ở Hà Nội. Trong đó, đầu tư và phát triển hệ thống giao thông công cộng như mở rộng và nâng cấp mạng lưới xe buýt, xe điện và tàu điện ngầm; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng thay vì xe cá nhân; chú trọng xây dựng các tuyến đường dành riêng cho xe đạp và đi bộ, nhằm tạo ra một không gian an toàn và thuận tiện cho những phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

Phát triển giao thông công cộng là giải pháp hàng đầu.

Ông Phan Trường Thành, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, cho rằng việc khuyến khích người dân hạn chế các phương tiện cá nhân, tham gia giao thông công cộng là giải pháp tốt nhất để phát triển giao thông xanh ở Hà Nội.

Để phát triển giao thông xanh, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc thay đổi thói quen sử dụng phương tiện giao thông là điều cần thiết. Cần từng bước nhận thức được vai trò của giao thông công cộng, coi giao thông công cộng là một lựa chọn để sử dụng hàng ngày, góp phần giảm hơn nữa giao thông cá nhân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện Ba Vì đã thực hiện xong việc lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và tên gọi các xã mới.

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng thực hiện các dự án trụ sở chưa khởi công, đồng thời đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành thành quyết toán các dự án trụ sở đã hoàn thành hoặc đã bàn giao đưa vào sử dụng.

Ban quản trị, ban quản lý tòa nhà chung cư SDU (143 Trần Phú, Hà Đông, TP. Hà Nội) đã phối hợp với Công ty nước sạch Hà Đông để khắc phục sự cố nước bẩn, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong quá trình triển khai cải tạo bể ngầm.

Ngày 19/4, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.

30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã trình phương án dự kiến sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã lên UBND thành phố. Dự kiến, Hà Nội sẽ còn 126 xã, phường so với 526 đơn vị hành chính cấp xã hiện tại.

Năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành mạng lưới nước sạch đến tất cả các xã, phường, thị trấn.