Tuyến đường sắt nội đô sẽ giải quyết ách tắc, ô nhiễm
Hôm nay 20/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Là thành viên trực tiếp tham gia xây dựng Đồ án Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, đại biểu Hoàng Văn Cường đã trình bày trước Quốc hội để làm rõ thêm những nội dung lớn của hai đồ án này.

Ông Hoàng Văn Cường cho biết: "Để giải quyết nút thắt lớn nhất của thủ đô hiện nay là ùn tắc giao thông, chúng tôi tập trung xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị, nó sẽ trở thành mạng lưới đường sắt kết nối được tất cả các tuyến trong thành phố. Như vậy, sẽ giảm được phương tiện cá nhân, dẫn đến giảm đáng kể ùn tắc, ô nhiễm không khí như hiện nay. Khi mạng lưới đường sắt phát triển sẽ giãn các hoạt động kinh tế đang tập trung ở nội đô ra ngoại thành".
Các đại biểu Quốc hội đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết để hoàn thiện hai Đồ án quy hoạch, trong đó đề xuất định hướng xây dựng thủ đô với tầm nhìn là trung tâm về chính trị - văn hóa của cả nước.

Đại biểu Nguyễn Văn Thân, đoàn Thái Bình, cho rằng: "Chúng ta phải xây dựng Hà Nội là trung tâm chính trị - văn hóa chứ không phải là trung tâm chính trị - kinh tế. Hà Nội đang làm rất tốt trong việc đầu tư các di tích, sắp tới cần phải triển khai rộng hơn nữa. Chúng ta đang làm rất tốt khi vẫn giữ nguyên hiện trạng của 36 phố phường".

Giải trình một số vấn đề mà đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết tập trung phát triển đô thị theo mô hình TOD để hướng tới chỉnh trang Thủ đô. Quy hoạch lần này xác định sông Hồng là điểm nhấn không gian, trục không gian phát triển của Thủ đô, xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá quy hoạch có nhiều đổi mới với nhiều tư duy đột phá, trong đó chú trọng phát triển không gian ngầm, giải quyết các vấn đề môi trường; chú trọng liên kết vùng. Hà Nội là trung tâm phát triển của đồng bằng sông Hồng, là động lực phát triển của phía Bắc; là một trong hai cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt kinh tế của cả nước.

Quy hoạch này có nhiều điểm khác với quy hoạch trước đó như chú trọng phát triển về văn hóa, di sản, là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của cả nước, là trung tâm phát triển đổi mới sáng tạo.


Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và linh hoạt giải quyết các thách thức kinh tế.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính giao Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mới cũng như dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới. Hầu hết người dân rất phấn khởi, đồng thuận với phương án được đưa ra lấy ý kiến.
Không chỉ là một chương trình nghệ thuật, “Ký ức để lại” còn là lời tri ân sâu sắc đối với các thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân đã hi sinh vì nền hòa bình của đất nước.
Hà Nội đang lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp, đặt tên đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập, nhằm hoàn thiện đề án trình Chính phủ trước ngày 1/5.
Thắng lợi vĩ đại của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 là minh chứng khẳng định đường lối cách mạng của Đảng, là thắng lợi của sức mạnh chiến tranh nhân dân.
0