Đồng bộ giải pháp giảm phát thải giao thông đường bộ
Một mâu thuẫn nảy sinh trong sự tăng trưởng số lượng phương tiện cá nhân là vấn đề ô nhiễm môi trường do khí thải độc hại từ động cơ xe ô tô, xe máy thải ra.
Nguồn ô nhiễm này trở thành mối đe dọa chính cho cuộc sống của con người, đặc biệt là ở các thành phố có mật độ xe cơ giới cao như Hà Nội hay TP.HCM.

Chính vì vậy, việc chuyển đổi các dòng phương tiện giao thông xanh, thân thiện với môi trường là một trong những giải pháp căn cơ, hiệu quả và mang ý nghĩa thực tiễn đối với Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.
Chính phủ rất quyết tâm với vấn đề chuyển đổi xanh trong giao thông vận tải. Theo bà Nguyễn Thị Phương Hiền, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, Bộ GTVT: “Chính phủ cần sớm có công bố về lộ trình dừng sản xuất và dừng lưu hành phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Bên cạnh đó, chúng ta cũng sớm cung cấp cho người dân những hiệu quả, những lợi ích thực sự của các phương tiện thuần điện. Để từ đó, người dân có những quyết định sáng suốt nhất trong việc lựa chọn phương tiện nào sử dụng trong tương lai”.
Hà Nội có khoảng 1,1 triệu ô tô, hơn 6,6 triệu xe máy. Con số này tăng khoảng 10% mỗi năm. Ô nhiễm trong giao thông vận tải chiếm khoảng 70% trong đô thị.
Thành phố dự kiến chi hàng chục nghìn tỷ đồng từ nay đến năm 2030 để thay thế, đầu tư mới xe bus sử dụng điện, năng lượng xanh với ba kịch bản: kịch bản một là 100% xe buýt điện; kịch bản hai, đến năm 2026-2030 sẽ có 70% xe buýt điện, 30% xe buýt LNG/CNG; kịch bản ba, sẽ có 50% xe buýt điện, 50% xe buýt LNG/CNG.

Việt Nam đã có cam kết chuyển đổi xanh, mục tiêu Zero Carbon vào năm 2050. Nếu không có sự chuyển dịch mạnh mẽ thì Việt Nam khó hoàn thành cam kết, sẽ rơi vào thế tụt hậu và đứng bên lề cuộc đua tranh phát triển.
Theo Quyết định số 876 ngày 22/7/2022 về Chương trình chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan của ngành giao thông vận tải, đến năm 2040, Việt Nam sẽ từng bước hạn chế và tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chuyển sang sử dụng điện, năng lượng xanh. Đồng thời, hoàn thiện hạ tầng sạc điện để cung cấp năng lượng xanh trên toàn quốc.
Hệ thống giao thông công cộng tiện lợi và bảo vệ môi trường sẽ là nền tảng để nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông và thúc đẩy chuyển dịch từ phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng.


Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường.
Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.
Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.
Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.
Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.
0