Gần 1/3 bài thi khảo sát lớp 12 có điểm dưới trung bình

Toán là môn có điểm dưới trung bình cao nhất với 51,69%, trong khi đó, tỉ lệ điểm dưới trung bình ở môn Ngữ văn là 34,03%, theo kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng lớp 12 toàn thành phố năm học 2024 - 2025.

Chiều 8/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng lớp 12 toàn thành phố năm học 2024 - 2025, trong đó, tỷ lệ bài thi đạt điểm dưới trung bình (5 điểm) là 148.003 bài, chiếm gần 32% tổng số bài thi các môn.

Trong kỳ khảo sát diễn ra từ ngày 21 - 23/3 vừa qua, trên 118.000 học sinh lớp 12 làm hai bài kiểm tra bắt buộc gồm Toán và Ngữ văn. Ngoài hai môn bắt buộc, học sinh chọn làm hai môn trong số các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng công nghiệp, Công nghệ định hướng nông nghiệp, Tiếng Anh. Học sinh làm bài theo đề chung do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội biên soạn.

Theo đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng toàn thành phố năm 2025 thấp hơn so với năm 2024. Nguyên nhân bước đầu được xác định là do có sự khác biệt giữa Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với Chương trình Giáo dục phổ thông 2006 trong cấu trúc đề thi, nội dung thi, hình thức thi.

Ảnh minh hoạ: TTXVN.

Thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho thấy, Toán là môn có điểm dưới trung bình cao nhất với 51,69%; tỷ lệ điểm dưới trung bình ở môn Ngữ văn là 34,03%.

Kết quả này phản ánh tình hình còn khá nhiều học sinh Hà Nội cần được tăng cường hỗ trợ từ nay tới trước Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025. Số điểm thấp cũng cho thấy nguy cơ trượt tốt nghiệp trung học phổ thông của một bộ phận thí sinh Hà Nội còn cao.

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 sẽ diễn ra vào hai ngày 26 và 27/6. Thành phố Hà Nội có khoảng 120.000 học sinh đăng ký dự thi, chưa kể thí sinh tự do. Kỳ khảo sát do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức được xem là kỳ thi thử - cuộc tập dượt lớn, giúp học sinh làm quen với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo chương trình mới, đồng thời kết quả của kỳ khảo sát cũng giúp nhà trường, giáo viên có đánh giá chính xác về chất lượng học sinh, qua đó dẫn hướng việc dạy và học hiệu quả.

Theo TTXVN

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh cho 9 trường trung cấp trên địa bàn thành phố với tổng số 2.955 học viên trong năm học 2025-2026.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.

Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.