F-16 có giúp Ukraine thay đổi cục diện chiến trường?

Đan Mạch và Hà Lan là những nước đầu tiên chuyển giao máy bay F-16 cho Ukraine. Tuy nhiên, liệu F-16 có giúp được Ukraine thay đổi cục diện chiến trường hay không?

Ngoài việc chuyển giao F-16, Đan Mạch và Hà Lan cũng sẽ là hai nước đảm nhận nhiệm vụ  đào tạo phi công cho Ukraine.

F-16 được coi là loại máy bay chưa có đối thủ xứng tầm.

Là máy bay chiến đấu đa chức năng, có hơn 4.000 chiếc F-16 đã được hãng Lockheed Martin sản xuất, cùng với đủ loại phụ tùng thay thế. F-16 cũng có thể mang nhiều loại tên lửa và bom, được kỳ vọng sẽ giúp Kiev giành lợi thế trên chiến trường.

Có thể nói, tiếp nhận F-16 là một bước nhảy vọt của Ukraine về mặt công nghệ quân sự, vì cho tới nay, F-16 được coi là loại máy bay chưa có đối thủ xứng tầm.

Công nghệ thôi chưa đủ, để làm chủ nó mới là một vấn đề không phức tạp.

F-16 cần tới 10 nhân viên phục vụ. 

Theo các chuyên gia quân sự, để thành thạo lái máy bay, chiến thuật, quy trình, phải mất bốn năm để đào tạo một phi công  F-16. Tuy nhiên, đối với Ukraine, quy trình đào tạo này có thể rút ngắn còn 4 tháng đối với các phi công có kinh nghiệm. Ví dụ, việc đào tạo tiếp nhiên liệu trên không có thể bỏ qua.

Ngoài các phi công, sẽ cần phải đào tạo nhân viên trên mặt đất. Trung bình, mỗi chiếc F-16 cần tới 10 nhân viên phục vụ. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng tiếp nhận F-16 cũng cần tính đến.

Được khen ngợi là loại máy bay quân sự linh hoạt, F-16 có thể thực hiện tất cả các loại nhiệm vụ, không giống như những chiếc Mig-29 và Sukhoi SU-27 của Không quân Ukraine hiện nay, vốn ban đầu được thiết kế để chiến đấu trên không. F-16 có thể bao trùm toàn bộ khu vực, bảo vệ cơ sở hạ tầng  hoặc đánh chặn tên lửa hay máy bay không người lái (UAV). Nhiệm vụ thực sự của F-16 chắc chắn sẽ hướng tới việc tấn công, với mục tiêu là các lực lượng vũ trang của đối phương. Giống như dàn phóng tên lửa đa năng Himars, hay có thể tấn công sâu vào hệ thống trung tâm chỉ huy, kho đạn dược, khu tập trung quân...

Phiên bản F-16 do Hà Lan chuyển giao có thể mang tên lửa Không đối không với tầm bắn 150 km. Đây là nguy cơ tiền tàng đối với các sân bay của đối phương. Một ưu điểm khác là khả năng mang bom dẫn đường nặng khoảng 110 kg. Đây là những quả bom có ​​đường kính nhỏ (SDB), có thể phá hủy các kho đạn nhỏ đã được xác định của đối phương. 

Ngoài vũ khí, F-16 có thể mang theo nhiều loại thiết bị khác nhau, giúp nó khả năng bổ sung trong tác chiến điện tử, tình báo hoặc nhắm mục tiêu di động trên mặt đất./.

(Nguồn: Le Point)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cả Nga và Ukraine đều cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh.

Quân đội Nga vừa hạ thêm ba bệ phóng MLRS M142 HIMARS được trang bị tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp cho Ukraine bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.

Sau khi giải phóng khu định cư Oleshnya, quân đội Nga chỉ còn phải đánh bật lực lượng Ukraine khỏi khu định cư Gornal để hoàn tất việc giành quyền kiểm soát toàn bộ vùng Kursk.

Nhiều máy bay phản lực F-18 và F-35 từ tàu sân bay USS Harry S. Truman và USS Carl Vinson đã thực hiện các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của Houthi từ một địa điểm không xác định ở Yemen như một phần trong các hoạt động đang diễn ra của Mỹ trong khu vực.

Quân đội Nga đã tiến hành một cuộc tấn công chính xác vào một tòa nhà ở thành phố Kharkov, miền Đông Ukraine, nơi được cho là cứ điểm tạm thời của các lính đánh thuê nước ngoài.

Bộ Quốc phòng Nga thông báo các binh sĩ thuộc nhóm lực lượng "phương Tây" của Nga đã sử dụng một loại máy bay không người lái (UAV) cảm tử do họ thiết kế để tấn công và phá hủy một vị trí quân sự của Ukraine tại khu vực Kharkov.