Đức bắt đầu đàm phán liên minh hậu bầu cử

Mặc dù liên minh CDU/CSU giành được nhiều phiếu bầu nhất, nhưng họ vẫn không đạt được 316 ghế cần thiết để tự thành lập chính phủ. Do đó, họ sẽ cần thành lập liên minh với các đảng khác, một quá trình có thể mất nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng.

Với kết quả dẫn đầu cuộc bầu cử tại Đức diễn ra hôm 23/2, lãnh đạo đảng Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU), ông Friedrich Merz có khả năng trở thành tân Thủ tướng của của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Năm 2017, các cuộc đàm phán liên minh mất nhiều thời gian nhất trong lịch sử nước Đức, khiến đất nước không có chính phủ trong gần sáu tháng. Tuy nhiên, nếu các ưu tiên chính trị của các đối tác được thống nhất chặt chẽ hơn và chỉ có hai đảng tham gia thay vì ba đảng, mọi việc có thể diễn ra nhanh hơn.

CDU/CSU được kỳ vọng rộng rãi sẽ thành lập liên minh với đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng sắp mãn nhiệm Olaf Scholz, đảng đã giành được hơn 16% và về vị trí thứ 3, ít hơn gần 4 điểm so với năm 2017 - năm đảng ghi nhận kết quả tệ nhất kể từ khi Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập vào năm 1949.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu: “Đây là kết quả bầu cử cay đắng cho đảng Dân chủ Xã hội. Đây cũng là một thất bại trong bầu cử. Kết quả đòi hỏi chúng ta phải cùng nhau tiến lên. Đối với tôi, trước hết và quan trọng nhất là phải chúc mừng Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) và Chủ tịch CDU Friedrich Merz, từ nay ông sẽ đảm nhận nhiệm vụ thành lập chính phủ tiếp theo".

Mặc dù chưa có kết quả cuối cùng, nhưng tỷ lệ phiếu ủng hộ dành cho đảng AfD nằm trong khoảng từ 20 đến 21%, gấp đôi so với 10,3% số phiếu vào kỳ bầu cử trước năm 2021. Dù vậy, chắc chắn rằng đảng cực hữu AfD sẽ không có mặt trong liên mình cầm quyền bởi điều này được coi là cấm kỵ ở Đức. Theo đó, các chính đảng tại Đức sẽ không công khai ủng hộ hay hợp tác với các đảng cực hữu.

Ông Friedrich Merz, 69 tuổi, chưa từng có kinh nghiệm làm việc trong chính phủ nhưng cam kết nếu trở thành người đứng đầu chính phủ sẽ làm tốt hơn người tiền nhiệm Olaf Scholz cũng như phối hợp nhiều hơn với các đồng minh chủ chốt, đưa nước Đức trở lại vị thế trung tâm của châu Âu.

“Điều quan trọng nhất là thành lập một chính phủ tại Đức có khả năng hành động nhanh nhất có thể, với đa số phiếu trong quốc hội. Thế giới ngoài kia không chờ đợi chúng ta và không chờ đợi các cuộc đàm phán liên minh kéo dài. Chúng ta phải nhanh chóng hành động để có thể làm điều đúng đắn cho đất nước, để chúng ta có thể lấy lại vị thế ở châu Âu một lần nữa, để thế giới nhận ra rằng nước Đức đang được quản lý một cách đáng tin cậy một lần nữa", ông Friedrich Merz, lãnh đạo Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ Đốc giáo khẳng định.

Về an ninh quốc phòng, trong chiến dịch tranh cử, ông Merz tuyên bố sẽ tuân thủ yêu cầu của NATO về việc chi ít nhất 2% GDP của Đức cho quốc phòng. Ông cũng cam kết tăng cường vai trò lãnh đạo của Đức ở châu Âu và đẩy mạnh hỗ trợ cho Ukraine, đồng thời không loại trừ khả năng Ukraine trở thành thành viên NATO trong tương lai. Phát biểu sau khi kết quả bầu cử sơ bộ được công bố, ông Merz cho biết ưu tiên hàng đầu của mình là tăng cường sức mạnh quân sự của châu Âu càng nhanh càng tốt, để từng bước đạt được sự độc lập thực sự với Mỹ trong các vấn đề quốc phòng.

Nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã gửi lời chúc mừng đến ông Merz, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Thủ tướng Anh Keir Starmer, Tổng thư ký NATO Mark Rutte.

Dù liên minh nào nắm quyền và ai trở thành Thủ tướng Đức, thì cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc củng cố sức mạnh cho quốc gia đầu tàu châu Âu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.

Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.

Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.