Điều chỉnh quy hoạch 'đất vàng' để xây trường công lập
Để xây dựng trường mới, hiện quận Hoàn Kiếm đang chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân sống trong khu biệt thự cũ rộng 1.200m2 trên phố Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo. Tuy nhiên, ngoài một số ít hộ dân đồng tình, đa phần còn băn khoăn về việc điều chỉnh quy hoạch khu đất vàng này từ chức năng nhà ở thành trường học. Vậy đâu là cơ sở pháp lý để thực hiện việc chuyển đổi này?
Ngày 8/5, 13/13 hộ dân không đến dự hội nghị đối thoại do Ban cưỡng chế thực hiện thu hồi đất - quận Hoàn Kiếm tổ chức. Trước đó, không ít hộ vẫn còn băn khoăn về tính xác thực của dự án cũng như việc điều chỉnh quy hoạch tại khu đất giải phóng mặt bằng.
Theo UBND quận Hoàn Kiếm, khu đất 43F-47C phố Ngô Quyền và 36A phố Trần Hưng Đạo, có nguồn gốc là khuôn viên biệt thự cũ thuộc sở hữu Nhà nước. Từ mục đích ban đầu là xây dựng trụ sở Kho bạc Nhà nước, đến năm 2014, thực hiện chủ trương của UBND thành phố, UBND quận Hoàn Kiếm tiếp tục thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để triển khai dự án xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Đây là dự án đầu tư công, thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích công cộng theo Điều 62 Luật Đất đai 2013.

Về việc chuyển đổi quy hoạch, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội thông tin, để cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô tại Quyết định số 1259 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố đã phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị vào năm 2021. Trong đó, khu đất này nằm trong ô quy hoạch được định hướng chức năng sử dụng là đất trường học.
Để đảm bảo điều kiện ổn định cuộc sống cho các hộ dân bị thu hồi đất thuộc dự án, UBND thành phố Hà Nội đã chấp thuận chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư cho dự án này tương đồng một số dự án trọng điểm của thành phố đã triển khai trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 2/15 hộ dân đồng thuận.
Dự kiến, ngày 22/5 tới, UBND quận Hoàn Kiếm sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi đất đối với 13 hộ dân còn lại theo quy định của pháp luật. Theo kế hoạch, dự án xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu với qui mô 5 tầng nổi và 02 tầng hầm sẽ khởi công trong tháng 6.
Cùng với Hoàn Kiếm, hiện nhiều dự án xây dựng trường học trên địa bàn các quận Hoàng Mai, Đống Đa, Hai Bà Trưng… cũng đang được tích cực triển khai. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, 80-85% trường học của Thủ đô đạt chuẩn quốc gia, Thành phố chủ trương luôn ưu tiên dành quỹ đất công cộng, cũng như nguồn lực để đầu tư xây dựng và nâng cấp các trường học. Do đó, bên cạnh sự quyết tâm của chính quyền, rất cần sự ủng hộ của cả cộng đồng xã hội trong việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo và giáo dục Thủ đô.


Tinh thần chung của người dân là đồng thuận, ủng hộ cao với các phương án sắp xếp, thể hiện niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và kỳ vọng một bước phát triển mới sau sáp nhập.
Tuyến đường Hoàng Sa - Trường Sa thuộc huyện Đông Anh được thiết kế đồng bộ và hiện đại. Đây là trục giao thông huyết mạch kết nối giữa Hà Nội với các tỉnh phía Đông Bắc.
Luật Thủ đô 2024 đã dành một điều quy định về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD) nhằm phát triển giao thông công cộng.
Trưa 21/4, Đội 7 Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an TP Hà Nội cùng Đội quản lý thị trường số 17, Chi cục QLTT Hà Nội đã bất ngờ khám xét một kho lạnh chứa thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc tại khu vực gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội.
Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 21/4. Với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
Nhiều huyện ngoại thành của Hà Nội đang hoàn tất việc lấy ý kiến đại diện hộ gia đình về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Tại huyện Gia Lâm – địa phương có địa bàn rộng, dân cư đông cho thấy tỷ lệ người dân đồng thuận với phương án hợp nhất cao.
0