Địa điểm ăn uống về đêm của giới trẻ Hà thành

Quán lẩu riêu cua của chị Nguyễn Thị Hương (ngõ Yên Thế, phường Văn Miếu) là một trong số những quán ăn xuất hiện đầu tiên trên con ngõ này. Từ một vài bàn ăn ban đầu, giờ đây quán của chị luôn chật kín các bàn ăn, nhất là về đêm. Tiếng cười nói rộn ràng hòa quyện cùng hương thơm nồng nàn của nồi lẩu đang sôi khiến cho không gian nơi đây càng thêm hấpdẫn thực khách, nhất là giới trẻ.


9h tối, ngõ Yên Thế bắt đầu khoác lên mình một diện mạo khác. Các quán cà phê nơi đây bắt đầu nhộn nhịp hơn khi từng nhóm bạn trẻ tìm đến. Ánh đèn lấp lánh từ những biển hiệu, tiếng nhạc du dương và không khí ấm cúng của các quán cà phê khiến không gian trở nên thật sôi động và cuốn hút.




Khi Hà Nội chuẩn bị bước sang một ngày mới, sự bình yên vốn có được trả lại cho con ngõ Yên Thế - nơi thể hiện rõ nét và sinh động sự giao thoa giữa cái mới và cái cũ trong nhịp sống sôi động của Hà Nội hôm nay.


Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.
Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.
Công việc bận rộn của những người làm sự kiện, thi công sân khấu đã góp phần làm cho nhịp sống ở Thủ đô thêm phần sôi động hơn.
Những tiệm xăm nghệ thuật cũng như bao điểm làm đẹp khác, phản ánh một phần cuộc sống đô thị hiện đại. Ở đó có những câu chuyện riêng tư mà mỗi người sẽ lưu giữ theo một cách rất riêng.
Đi chợ đồ cũ đã trở thành thói quen mua sắm của nhiều người dù không phải lúc nào cũng chọn được đồ ưng ý, nhưng đó là cách họ để thư giãn và tận hưởng cảm giác khi tìm mua được món đồ yêu thích.
Giữa sự tất bật của Thủ đô, tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vẫn có những điều lặng lẽ mà đẹp đẽ trong sự tận tâm của những người thầy thuốc và tấm lòng rộng mở của những người hiến máu.
0