Đài CNN: Israel có thể tấn công cơ sở hạt nhân Iran
Thông tin trên được nhiều quan chức Mỹ am hiểu về nguồn tin tình báo mới nhất chia sẻ với CNN.
Một cuộc tấn công như vậy sẽ là hành động thách thức rõ ràng đối với Tổng thống Trump, các quan chức Mỹ cho biết. Đồng thời, điều đó có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn ở Trung Đông, điều mà Mỹ luôn muốn tránh kể từ khi chiến sự tại Gaza khiến căng thẳng leo thang từ năm 2023.
Tuy nhiên, các quan chức cũng lưu ý rằng chưa có dấu hiệu rõ ràng cho thấy lãnh đạo Israel đã đưa ra quyết định cuối cùng và nội bộ chính phủ Mỹ cũng đang có nhiều bất đồng về khả năng Israel thực sự hành động. Việc Israel có tấn công hay không và nếu có thì theo cách nào nhiều khả năng sẽ phụ thuộc vào cách họ đánh giá tiến trình đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.
Một nguồn tin khác có hiểu biết về tình báo Mỹ trong vấn đề này cho biết: “Khả năng Israel tấn công cơ sở hạt nhân Iran đã tăng đáng kể trong vài tháng qua. Và viễn cảnh một thỏa thuận Mỹ - Iran do ông Trump đàm phán mà không buộc Iran từ bỏ toàn bộ lượng uranium đã làm khả năng xảy ra tấn công trở nên lớn hơn”.

Mối lo ngại gia tăng không chỉ dựa trên những tuyên bố công khai lẫn bí mật của các quan chức cấp cao Israel rằng, họ đang cân nhắc hành động quân sự, mà còn xuất phát từ việc tình báo Mỹ nghe lén được các trao đổi nội bộ của Israel và ghi nhận những hoạt động quân sự trên thực địa có thể là dấu hiệu cho thấy một cuộc tấn công sắp diễn ra - theo nhiều nguồn tin thông thạo tình hình.
Hai trong số các nguồn tin cho biết, các hoạt động quân sự mà Mỹ quan sát được bao gồm việc di chuyển bom đạn và hoàn tất một cuộc tập trận không quân. Tuy nhiên, các động thái này cũng có thể chỉ nhằm gây sức ép buộc Iran phải từ bỏ các phần quan trọng trong chương trình hạt nhân, bằng cách phát tín hiệu về hậu quả nếu họ không nhượng bộ.
CNN đã yêu cầu Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ và Văn phòng Thủ tướng Israel bình luận, nhưng chưa nhận được phản hồi. Đại sứ quán Israel tại Washington cũng từ chối đưa ra bình luận.
Tổng thống Trump từng công khai đe dọa sẽ dùng biện pháp quân sự chống lại Iran nếu các nỗ lực đàm phán nhằm hạn chế hoặc loại bỏ chương trình hạt nhân của Tehran thất bại. Tuy nhiên, ông cũng đã đặt ra thời hạn cụ thể cho quá trình đàm phán này.
Trong một bức thư gửi Lãnh tụ Tối cao Iran - Đại giáo chủ Ali Khamenei vào giữa tháng 3, ông Trump đã đặt ra thời hạn 60 ngày để đạt được thỏa thuận - theo một nguồn tin am hiểu nội dung trao đổi. Tính đến nay, đã hơn 60 ngày kể từ khi bức thư được gửi đi và 38 ngày kể từ khi vòng đàm phán đầu tiên bắt đầu.
Một nhà ngoại giao cấp cao phương Tây từng gặp Tổng thống Trump đầu tháng này tiết lộ rằng, ông Trump khẳng định Mỹ sẽ chỉ dành thêm vài tuần nữa cho đàm phán trước khi chuyển sang phương án tấn công quân sự. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, chính sách của Nhà Trắng vẫn ưu tiên con đường ngoại giao.


Thủ đô Brussels của Vương quốc Bỉ được mệnh danh là trái tim của châu Âu, cũng dần trở thành quê hương thứ hai của nữ nhà thơ, nghệ sĩ độc lập Quỳnh Iris Nguyen de Prelle trong hơn một thập kỷ.
Giới lãnh đạo Iran đồng loạt chỉ trích lập trường của Mỹ về chương trình làm giàu Urani, đồng thời cảnh báo nguy cơ đổ vỡ của các cuộc đàm phán gián tiếp giữa hai bên.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm tỉnh Kursk lần đầu tiên kể từ khi Moscow tuyên bố giành lại hoàn toàn quyền kiểm soát khu vực này, sau cuộc đột kích bất ngờ của lực lượng Ukraine năm 2024.
Vương quốc Anh đã đình chỉ các cuộc đàm phán thương mại tự do với Israel vào ngày 20/5, đồng thời áp đặt lệnh trừng phạt đối với một số cá nhân và thực thể ủng hộ bạo lực chống lại cộng đồng người Palestine.
Một ủy ban đặc biệt của Mỹ sẽ xem xét lại quá trình rút quân đầy hỗn loạn của nước này khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021.
Israel đang chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, ngay cả khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao với Tehran.
0