Cuba mong muốn trở thành một phần của BRICS
Đại sứ Nga tại Havana, Viktor Coronelli, đã tuyên bố vào tháng trước rằng Tổng thống Vladimir Putin đã gửi lời mời đến người đồng cấp Cuba, ông Miguel Diaz-Canel, tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS sắp tới tại thành phố Kazan.
Trong một bài đăng trên X vào ngày 8/10, ông Pereira viết: “Cuba đã chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS với tư cách là một quốc gia đối tác trong một bức thư gửi đến Tổng thống Nga Vladimir Putin, người hiện đang giữ chức vụ chủ tịch nhóm". Ông Carlos Miguel Pereira, Vụ trưởng Các vấn đề song phương của Bộ Ngoại giao Cuba, đã mô tả nhóm BRICS là một “nhân tố chủ chốt trong địa chính trị toàn cầu và là hy vọng cho các quốc gia phía Nam.”
Phát biểu với hãng thông tấn RIA Novosti vào cuối tháng chín, đại sứ Nga tại Cuba cho biết “Tất nhiên, chúng tôi đang mong đợi một phái đoàn Cuba tại hội nghị thượng đỉnh BRICS này ở Kazan.”
BRICS ban đầu được thành lập vào năm 2006 bởi Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, với sự tham gia của Nam Phi vào năm 2011. Năm nay, bốn quốc gia Ai Cập, Iran, Ethiopia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã chính thức trở thành thành viên của nhóm, trong khi Ả Rập Xê Út hiện đang hoàn tất quá trình gia nhập.
Trong một cuộc họp của các đại diện an ninh BRICS ở St. Petersburg vào tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết: “Tính đến nay, 34 quốc gia đã tuyên bố mong muốn tham gia vào các hoạt động của nhóm”. Tổng thống Nga tiết lộ các quốc gia thành viên hiện tại đã đồng ý thảo luận về việc cấp tư cách đối tác cho một số quốc gia, và có thể phê duyệt một số hồ sơ trong hội nghị thượng đỉnh ở Kazan từ ngày 22 đến 24 tháng 10.

Trước đó, trợ lý tổng thống Nga Yury Ushakov đã xác nhận rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS, trở thành quốc gia thành viên NATO đầu tiên làm như vậy.
Azerbaijan, Algeria, Việt Nam, Indonesia, Pakistan, Malaysia, Nigeria, Thái Lan, Venezuela, Kazakhstan, Palestine, Cộng hòa Dân chủ Congo, Gabon, Bangladesh, Bahrain, Kuwait, Senegal và Bolivia là những quốc gia khác đã bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS.


Quân đội Nga vừa hạ thêm ba bệ phóng MLRS M142 HIMARS được trang bị tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp cho Ukraine bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.
Lực lượng vũ trang Iran đã tổ chức diễu binh trên phạm vi toàn quốc để kỷ niệm Ngày Quân đội vào ngày 18/4.
Việc Mỹ rút quân khỏi Syria phản ánh sự thay đổi môi trường an ninh ở quốc gia này kể từ khi Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ vào tháng 12/2024, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tòa án Tối cao Mỹ đã ban hành lệnh tạm hoãn trục xuất nhóm người nhập cư đến từ Venezuela.
Giới chức Israel cho biết, nước này không loại trừ khả năng tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran trong những tháng tới, mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây lưu ý với Thủ tướng Israel Netanyahu rằng, Mỹ hiện không muốn ủng hộ động thái như vậy.
0