BRICS sẽ kết nạp thêm nhiều thành viên mới

Bộ trưởng Ngoại giao Belarus Maksim Ryzhenkov bày tỏ hi vọng rằng đơn xin gia nhập BRICS của nước này sẽ được chấp thuận.

Ông Maksim Ryzhenkov tuyên bố làn sóng mở rộng tiếp theo của BRICS sẽ được thông báo tại hội nghị thượng đỉnh hàng năm sẽ được tổ chức ở thành phố Kazan của Nga vào tháng 10 tới.

Phát biểu bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York, ông Ryzhenkov dự đoán BRICS có thể kết nạp thêm ít nhất 10 thành viên mới, đồng thời bày tỏ thái độ lạc quan về việc đơn xin gia nhập của quốc gia này sẽ được phê duyệt.

“Như tất cả chúng ta – những quốc gia nộp đơn xin gia nhập đều mong đợi, làn sóng mở rộng đầu tiên sẽ diễn ra tại hội nghị thượng đỉnh Kazan”, ông Ryzhenkov nói với RIA Novosti. Bộ trưởng Ngoại giao Belarus cũng bổ sung thêm “Nga đang hoàn thiện danh sách các nước sẽ có mặt trong lần kết nạp thành viên này”.

Hội nghị thượng đỉnh nhóm BRICS sẽ diễn ra vào tháng 10 tại Kazan, Nga

Với vai trò là nước đứng đầu hiện tại của BRICS, Nga sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh hàng năm ở Kazan từ 22 đến 24 tháng 10. Đầu tháng này, Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất của Belarus Sergey Lukashevich cho biết, quốc gia này nằm trong nhóm đầu tiên của các ứng viên BRICS, cùng với Algeria, Bangladesh, Bahrain, Bolivia, Venezuela, Việt Nam, Cuba, Honduras, Indonesia, Kazakhstan, Kuwait, Morocco, Nigeria, Palestine, Senegal, và Thái Lan.

Các nước khác bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Zimbabwe, và Burkina Faso cũng bày tỏ ý định tham gia. Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) được thành lập vào năm 2006 với các thành viên ban đầu gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Sau đó, BRICS được mở rộng với sự tham gia của Nam Phi vào năm 2011. Đầu năm nay, BRICS đã mở rộng để kết nạp thêm 4 thành viên mới là Iran, Ai Cập, Ethiopia và UAE.

Tại một cuộc họp cấp cao của BRICS hồi đầu tháng 9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết tính đến nay, ít nhất 34 quốc gia mong muốn gia nhập tổ chức này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin

Vào tuần trước ông Putin cũng cho biết thêm, các nước thành viên của BRICS cũng cùng nhau phát triển một khung thanh toán và quyết toán cho việc giao thương trong nhóm. Điều này sẽ cho phép các thành viên “tạo điều kiện cho việc phục vụ hiệu quả và độc lâp tất cả các hoạt động thương mại quốc tế”.

Việc mở rộng BRICS nên được khuyến khích thêm, Julie Kozach, nữ phát ngôn viên của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) chia sẻ vào tháng 9. Bà đồng thời cho rằng sự tăng trưởng của nhóm có thể mang lại lợi ích toàn cầu.

Các nước BRICS hiện nay đang chiếm khoảng 46% dân số thế giới. Nền kinh tế của các quốc gia thành viên chiếm hơn 36% GDP toàn cầu, tương đương 1/3 GDP thế giới dựa vào sức mua tương đương, theo ước tính của các tổ chức tài chính toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.

Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.

Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.

Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.

Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.