Covid-19 chính thức trở thành bệnh truyền nhiễm nhóm B
Bộ Y tế vừa có quyết định điều chỉnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo quy định tại Điểm b, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.
Theo đó, các hoạt động phòng, chống Covid-19 được thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B.
Liên quan đến dịch bệnh COVID-19, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng đã ký quyết định 26/2023/QĐ-TTg sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.
Quyết định nêu rõ, bổ sung nhóm, thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới đối với bệnh COVID-19 (trước đây gọi là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra). Theo đó, bệnh COVID-19 thuộc nhóm B, thời gian ủ bệnh trung bình là 4 ngày, thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới là 8 ngày trong khi quy định trước đó là 14 ngày và và 28 ngày.
Bộ Y tế cho biết, việc sửa đổi thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh COVID-19 mới giảm, dựa trên căn cứ trên cơ sở khoa học, diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay và theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ.
Việt Nam đã trải qua 4 đợt dịch, ghi nhận 11.624.065 ca COVID-19, đứng thứ 13/231 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 120/231 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 117.470 ca nhiễm). Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.640.953 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.206 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/231 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 141/231 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/50 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/50 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN). Việt Nam cũng đã tiêm 266.532.582 liều vắc xin phòng COVID-19 và là một trong những quốc gia có tỉ lệ bao phủ vắc-xin COVID-19 cao nhất thế giới. Ngày 5/5, Tổ chức Y tế thế giới công bố dịch COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng gây quan ngại toàn cầu. Đồng thời, khuyến nghị các quốc gia chuyển đổi từ việc đáp ứng khẩn cấp sang quản lý bền vững, lồng ghép với các mối đe dọa khác và mang tính dài hạn. |


Cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi mắc và 2 ca tử vong do sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca mắc cộng dồn từ đầu năm 2025 đến nay là 76.312 trường hợp nghi sởi, trong đó có hơn 8.600 ca dương tính.
Niềm tin "Uống sữa là tốt" nhưng, tốt đến đâu, tốt cho ai và nên uống loại nào thì không phải ai cũng rõ. Trong thị trường với hàng trăm loại sữa, người tiêu dùng thường mua sữa không phải vì biết mình cần gì, mà đơn giản chỉ vì… người khác bảo tốt.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết qua quá trình rà soát các loại sữa đang được dùng tại đây phát hiện có sản phẩm sữa thuộc danh mục các sản phẩm sữa giả vừa bị phát hiện.
Ca ghép gan đầu tiên từ người hiến chết não tại Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công, đem lại hy vọng sống cho một bé gái 21 tháng tuổi.
Hàng trăm nghìn người tiêu dùng vì hâm mộ, tin tưởng đã biến mình thành những nạn nhân mà không hề hay biết khi tin vào lời quảng cáo của những người nổi tiếng.
Tháng Tư được xem là thời điểm bùng phát nhiều loại dịch bệnh do thời tiết giao mùa, trong đó có dịch tay chân miệng.
0