Bộ Y tế yêu cầu giám sát việc hiến, lấy, ghép tạng
Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế ngày 13/10 đã có văn bản gửi các bệnh viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; Y tế các bộ ngành và các bệnh viện bộ, ngành; bệnh viện tư nhân, về việc rà soát, tăng cường công tác hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người.

Bên cạnh việc đánh giá cao các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã có nhiều nỗ lực, tăng cường chuyên môn kỹ thuật để triển khai và đạt kết quả trong việc lấy, ghép mô, tạng, mang lại sự sống, sức khỏe và cuộc sống chất lượng cho nhiều người bệnh, Cục cũng nhấn mạnh việc thực hiện hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, yêu cầu:
Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng Y tế các Bộ, Ngành tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi quản lý để phát hiện, chấn chỉnh kịp thời nếu có vi phạm.
Cùng với đó, giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai hoạt động hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các khoa, phòng, đơn vị, nhân viên trong cơ sở nâng cao ý thức, trách nhiệm và thực hiện nghiêm các quy định hiện hành của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người; phòng, chống mua bán mô, bộ phận cơ thể người; Rà soát, kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh kịp thời hoạt động tại cơ sở và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật nếu có vi phạm.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh nêu rõ, trong quá trình thực hiện hoạt động hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người có khó khăn, vướng mắc, phải đề xuất, đề nghị báo cáo kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám chữa bệnh) để biết và phối hợp nghiên cứu, giải quyết.
Trước đó, một số cơ quan báo chí đăng loạt bài ghi nhận đường dây mua bán thận tại TP.HCM. Trong đường dây do báo Pháp luật TP. HCM điều tra, thận được các đối tượng tìm mua với giá khoảng 300 triệu đồng/quả, sau đó làm giả hồ sơ người bán thành "hiến tặng người thân" để môi giới cho phía cần thận ghép, thu về 1,2 tỷ đồng…
Trước sự việc này, Sở Y tế TP.HCM thông tin cho biết: trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, hiện có một số bệnh viện tuyến cuối đủ điều kiện triển khai thực hiện các kỹ thuật liên quan đến ghép mô, tạng như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhi đồng 2...
Tổng hợp


Niềm tin "Uống sữa là tốt" nhưng, tốt đến đâu, tốt cho ai và nên uống loại nào thì không phải ai cũng rõ. Trong thị trường với hàng trăm loại sữa, người tiêu dùng thường mua sữa không phải vì biết mình cần gì, mà đơn giản chỉ vì… người khác bảo tốt.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết qua quá trình rà soát các loại sữa đang được dùng tại đây phát hiện có sản phẩm sữa thuộc danh mục các sản phẩm sữa giả vừa bị phát hiện.
Ca ghép gan đầu tiên từ người hiến chết não tại Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công, đem lại hy vọng sống cho một bé gái 21 tháng tuổi.
Hàng trăm nghìn người tiêu dùng vì hâm mộ, tin tưởng đã biến mình thành những nạn nhân mà không hề hay biết khi tin vào lời quảng cáo của những người nổi tiếng.
Tháng Tư được xem là thời điểm bùng phát nhiều loại dịch bệnh do thời tiết giao mùa, trong đó có dịch tay chân miệng.
Hiện nay mới là đầu mùa của dịch sốt xuất huyết nên người dân cần chủ động phòng chống tại gia đình và cộng đồng, không để dịch bệnh bùng phát.
0