Còn nhiều hạn chế trong phát triển nhà ở xã hội

Một trong những giải pháp quan trọng để góp phần ổn định thị trường bất động sản là đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên, Nhà nước đã ban hành chính sách ưu đãi, nhưng lại chưa thực sự khuyến khích, thu hút nhà đầu tư tham gia.

Nhiều ý kiến cho rằng, cần tăng phân khúc nhà ở cho thuê đối với người thu nhập thấp. Đồng thời, nên hình thành quỹ đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho thuê lấy từ thu 20% tiền sử dụng đất nhà ở xã hội của các dự án nhà ở thương mại để hình thành quỹ này.

Ông Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, cho biết: “Đầu tư nhà ở cho thuê là bỏ tiền cục và thu tiền lẻ, thậm chí tiền lẻ này không đủ để bảo dưỡng, vận hành nhà đó. Do vậy, chúng ta không thể trông chờ doanh nghiệp đầu tư phát triển nhà ở cho thuê mà cần phải có một quỹ dành riêng cho đầu tư phát triển nhà ở cho thuê”.

Từ những vướng mắc, khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đã đưa ra các giải pháp nhằm khuyến khích phát triển loại hình nhà ở này. Ông Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, cho hay: “Phát triển đa dạng các loại hình nhà ở xã hội để có thể mua, thuê, thuê mua nhà lưu trú, tăng tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê. Ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn, các quy định pháp luật vừa được thông qua liên quan đến phát triển nhà ở xã hội; đồng thời tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến phát triển nhà ở xã hội; thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội tại các địa phương…”.

Việc cấp bách hiện nay là Chính phủ sẽ tạo quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, rà soát toàn bộ quỹ nhà tái định cư để chuyển sang nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, mở rộng các đối tượng thụ hưởng, tăng khả năng tiếp cận nhà ở xã hội, đảm bảo nâng cao hiệu quả phát triển phân khúc này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tại Hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ sáng 9/5, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã đề cập đến các vấn đề được dư luận quan tâm và định hướng các nội dung hoạt động nhằm xây dựng, phát triển thị trường bất động sản minh bạch và bền vững.

Sau khi tạm dừng công tác điều hành đối với 3 chủ tịch xã vì để xảy ra vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội đang quyết liệt triển khai kế hoạch cưỡng chế vi phạm.

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt đề án quản lý, hỗ trợ nhà ở riêng lẻ cho thuê; trong đó, chủ nhà cho thuê sẽ được vay lãi suất ưu đãi để cải tạo, nâng cấp, trang bị PCCC.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa đề nghị các tỉnh, thành phố đánh giá tình hình thi hành Luật Đất đai 2024 và đề xuất các vướng mắc để xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung.

Người dân ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội đã phản ánh về tình trạng lấn chiếm đất đai, vi phạm trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp nhưng không được chính quyền cơ sở xử lý kịp thời.

4 tháng đầu năm nay, huyện Thanh Oai đã xử lý 175 trường hợp vi phạm đất đai; trong đó, đã xử lý dứt điểm 101 trường hợp, đang đôn đốc UBND các xã, thị trấn hoàn thiện hồ sơ, xử lý, cưỡng chế 74 trường hợp.