Chắp cánh cho thế hệ công dân số
Trong các ngày 12-13/2, gần 2.000 học sinh của Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên đã tham dự sự kiện “Blockchain & AI: Làm chủ công nghệ - Làm chủ tương lai”, được tổ chức bởi Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo.
Thực tế cho thấy, nhiều học sinh cấp trung học phổ thông đang ứng dụng AI để hỗ trợ việc học như tổng hợp, sàng lọc thông tin, lên kế hoạch học tập hay xây dựng các dự án từ công nghệ. Có thể thấy, AI và công nghệ đang dần trở thành trợ thủ đắc lực trong việc học tập và giảng dạy tại các nhà trường.
Học sinh Lã Tuấn Minh - Lớp 12A3 Tin, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên - cho biết: "So với những năm trước đây, phải tự mày mò trên mạng xã hội hay các trang mạng để có thể tìm hiểu thông tin và kiến thức, bây giờ AI đã giúp em tổng hợp kiến thức rất tốt".
Không chỉ Tuấn Minh, AI cũng hỗ trợ em Trương Mạnh Dũng - Lớp 12A1 Toán, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên rất nhiều trong việc học. "Trước đây em có tiếp cận với AI khi làm một dự án, vai trò của AI là giúp định dạng vật thể. AI được xây dựng trên một mạng lưới nơ ron và có rất nhiều ứng dụng thực tế. Em cũng đã dùng AI để hỗ trợ việc học", Dũng nói.
Theo các chuyên gia, AI đang đóng vai trò then chốt trong việc tái định hình thị trường lao động. Khảo sát của Microsoft (2024) cho thấy, 66% nhà tuyển dụng sẽ không xem xét tuyển dụng nhân sự thiếu kỹ năng về trí tuệ nhân tạo. Những số liệu này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trang bị kiến thức công nghệ sớm, giúp học sinh THPT tạo dựng lợi thế cạnh tranh khi bước vào các ngành nghề tương lai, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật phần mềm, an toàn thông tin, Blockchain và phân tích tài chính số.
Theo ông Đào Trung Thành - Phó Viện trưởng kiêm Chủ tịch Hội đồng giảng viên Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo, khi được tiếp cận sớm, các bạn trẻ sẽ có định hướng sớm và có thể chủ động tham gia vào các môi trường phù hợp với bản thân. Bên cạnh đó, cần có chính sách thu hút nguồn nhân lực hay chiến lược về bán dẫn để đào tạo sinh viên.
Tiến sĩ Nguyễn Công Toản - Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên - cũng cho rằng: "Học sinh của trường đã có đầu vào rất cao, định hướng nhà trường thời gian tới sẽ đẩy mạnh sử dụng AI và công nghệ tốt hơn. Các em và các thầy cô sẽ phối hợp giữa giảng dạy truyền thống và hiện đại để vừa giảm tải công việc, vừa tiếp cận lượng kiến thức lớn".
Việt Nam hiện nằm trong nhóm năm quốc gia có tỷ lệ chấp nhận tiền mã hóa cao nhất, với hơn 17 triệu người sở hữu tài sản tiền mã hóa và dòng vốn từ thị trường Blockchain, vượt qua mức 105 tỷ USD trong giai đoạn 2023-2024. Do đó, việc tiếp cận Blockchain và AI từ sớm sẽ giúp học sinh THPT định hướng nghề nghiệp, rèn luyện tư duy sáng tạo và kỹ năng số, góp phần nâng cao năng lực, tự tin làm chủ công nghệ và hội nhập nền kinh tế số.


Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
0