Bộ Xây dựng kiểm tra tiến độ đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Danh Huy đã đi kiểm tra tiến độ dự án đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và làm việc với một số tỉnh có tuyến đường đi qua.

Tại buổi thị sát, lãnh đạo các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc đã báo cáo về công tác kiểm đếm, rà soát quỹ đất, chuẩn bị GPMB; đồng thời, phối hợp với chủ đầu tư tổ chức tiếp nhận và bàn giao mốc giới của dự án.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng đánh giá cao sự chủ động, quyết liệt vào cuộc của các địa phương với tinh thần “Ngày kiểm đếm, tối áp giá, hôm sau công khai”, đẩy nhanh tiến độ GPMB, song song với quá trình Bộ Xây dựng lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, hoàn thành trong tháng 8/2025, sẵn sàng cho ngày khởi công vào 19/12 tới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Lãnh đạo Bộ cũng đồng ý với phương án đề xuất thay đổi hướng tuyến đoạn qua tỉnh Vĩnh Phúc. Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là một trong những công trình hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia, với tổng chiều dài gần 391km, đi qua 9 tỉnh, thành phố gồm Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng. Dự án có tổng mức đầu tư trên 203.000 tỷ đồng, tương đương 8,37 tỷ USD, dự kiến hoàn thành vào năm 2030.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

44.000 tỷ đồng sẽ được bổ sung vào dự toán ngân sách trung ương 2025 để chi trả chế độ cho cán bộ, công chức viên chức sau tinh gọn bộ máy, theo Nghị quyết của Quốc hội.

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm tạo đột phá trong công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật vào sáng 17/5, với 87,03% đại biểu tán thành.

Liên quan đến vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A (xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu), sáng 17/5, các lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân.

Sau hàng loạt vụ việc liên quan đến chất lượng hàng hóa, thực phẩm chức năng, dược phẩm gây bức xúc dư luận, nhiều Đại biểu Quốc hội chỉ ra bất cập trong công tác hậu kiểm và nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành.

Theo các chuyên gia, việc học tập và hiểu biết về đạo đức AI là điều tiên quyết và khi có những chuẩn mực đạo đức, khung pháp lý rõ ràng, Việt Nam sẽ từng bước xây dựng được nguồn nhân lực phát triển AI có trách nhiệm.

Hội thảo khoa học với chủ đề “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI): Cơ hội và thách thức đối với nghiên cứu khoa học xã hội ở Việt Nam hiện nay” đã được tổ chức vào ngày 16/5.