Belarus tuyên bố sẽ triển khai tên lửa Oreshnik

Hệ thống tên lửa siêu thanh Oreshnik sẽ được triển khai tại Belarus vào cuối năm 2025, theo thỏa thuận với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đưa ra tuyên bố này vào hôm thứ Ba, trong một sự kiện kỷ niệm Ngày Độc lập của Belarus. Tổng thống Belarus cho biết thêm: “Chúng tôi đã thống nhất với Tổng thống Putin tại Volgograd. Những đơn vị Oreshnik đầu tiên sẽ có mặt tại Belarus. Các bạn đã chứng kiến khả năng hoạt động của Oreshnik. Trước cuối năm nay, loại vũ khí này sẽ được triển khai trên lãnh thổ Belarus.”

Dự kiến, loại tên lửa này của Nga sẽ được lắp đặt trên khung gầm do Belarus sản xuất trong nước. Trước đó trong năm nay, ông Lukashenko tiết lộ rằng một số khung gầm như vậy đã được chế tạo và thử nghiệm.

Nga đã đưa tên lửa Oreshnik vào thực chiến hồi tháng 11 năm 2024 khi tiến hành một cuộc tấn công vào nhà máy quân sự tại Ukraine. Khi đó, Moscow tuyên bố việc phô diễn loại vũ khí tiên tiến này là phản ứng trước việc phương Tây cho phép Kiev sử dụng các tên lửa tầm xa do họ viện trợ để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Đài PTTH Hà Nội
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.

Tên lửa siêu thanh tầm trung này được cho là có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, dù trước đó Tổng thống Putin khẳng định biến thể thông thường của nó cũng có thể gây ra mức độ tàn phá tương đương với một vụ nổ hạt nhân có sức công phá thấp. Hệ thống này được cho là có thể mang nhiều đầu đạn được dẫn đường độc lập, vẫn duy trì khả năng điều khiển ngay cả khi di chuyển ở tốc độ cực cao.

Hệ thống tên lửa Oreshnik gồm một bệ phóng di động sử dụng tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn, được trang bị nhiều đầu đạn có khả năng tự dẫn độc lập, đạt tốc độ siêu vượt âm lên tới Mach 10. Các chuyên gia ước tính tầm bắn của Oreshnik nằm trong khoảng từ 800 đến 5.000 km, cho phép phóng từ lãnh thổ Nga mà vẫn có thể tấn công các mục tiêu trên khắp châu Âu mà không cần sử dụng vũ khí hạt nhân. Với các thông số kỹ thuật như vậy, các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay sẽ gặp vô vàn khó khăn trong việc đánh chặn Oreshnik.

Trong lần triển khai chiến đấu đầu tiên nhằm vào Dnepr, đầu đạn chùm đã được sử dụng – loại đầu đạn được thiết kế đặc biệt để công phá tối đa đối với các mục tiêu diện rộng như căn cứ quân sự, sân bay và cơ sở hạ tầng công nghiệp quốc phòng. Loại vũ khí này rõ ràng có đủ khả năng để răn đe các đối thủ tiềm tàng hoặc tạo ra tác động lớn đến cục diện chiến trường mà không cần viện đến vũ khí hạt nhân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

  • Quan tâm nhiều nhất
  • Mới nhất

15 trả lời

15 trả lời