Bảng giá đất mới gỡ vướng cho dự án bất động sản

Bảng giá đất mới được Thành phố Hà Nội ban hành có hiệu lực từ ngày 20/12 đến hết năm 2025. Theo đó, mức giá tại từng khu vực, vị trí được xác định cụ thể sẽ góp phần đẩy nhanh thủ tục đầu tư, giúp khởi động các dự án bất động sản đang gặp vướng mắc do phải chờ bảng giá đất mới.

5 năm trở lại đây, rất ít dự án BĐS được triển khai xây dựng. Nhiều dự án đắp chiếu hàng chục năm do vướng mắc về thủ tục pháp lý. Trên địa bàn Thành phố hiện đang có 712 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách chậm tiến độ đang được rà soát, xử lý.

Ông Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý bất động sản cho biết: “Một số dự án đã kế hoạch rồi nhưng khâu bồi thường GPMB chưa đạt được. Các dự án đó không thể thực hiện được sẽ tổn thất cho xã hội rất lớn. Do đó bằng cách nào đó, chúng ta nên tháo gỡ hài hoà giữa lợi ích Nhà nước, nhà đầu tư và người dân. Bởi vì nếu dự án treo thì quy hoạch cũng treo và người dân rất là khổ cực”.

Ông Đinh Quốc Thái - Chuyên gia đô thị cho biết: “Những dự án treo đấy có rất nhiều nguyên nhân, mà mỗi dự án lại có những nguyên nhân khác nhau. Đó là một bài toán nan giải mà các nhà quản lý cũng đang phải từng bước thực hiện vì mỗi dự án sẽ có tính pháp lý khác nhau. Mà đã liên quan đến tính pháp lý thì phải xử lý một cách thận trọng, từng bước và đưa ra những giải pháp. Nếu có điều chỉnh, thay đổi thì cũng phải là giải pháp căn cơ, thận trọng”.

Bảng giá đất được điều chỉnh tăng. Người dân được hưởng lợi khi có nhà, đất bị thu hồi. Chính quyền các địa phương cũng có nhiều thuận lợi trong công tác giải phóng mặt để triển khai các dự án.

Ông Lê Tuấn Tú - Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thường Tín cho biết: “Một yếu tố rất quan trọng, đó là đơn giá bồi thường. Ở đây nó là điểm mấu chốt trong việc giải phóng mặt bằng. Bởi lẽ bảng giá đất mới sẽ tạo thuận lợi cho chúng tôi dễ dàng hơn trong công tác giải phóng mặt bằng, có cơ sở tiếp cận gần với giá thị trường mà người dân có thể chấp nhận được và đồng thuận với chủ trương thu hồi đất để thực hiện một số dự án trên địa bàn huyện”.

Thời gian bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án sẽ nhanh hơn. Thủ tục đầu tư cũng được rút ngắn. Căn cứ vào bảng giá đất, doanh nghiệp cũng có cơ sở để tính toán về hiệu quả khi thực hiện các dự án đầu tư.

TS. Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế cho biết: “Việc ban hành bảng giá này là một động thái cần thiết để gỡ nút thắt thể chế theo hướng chúng ta sẽ có nền tảng giá để từ đó các hoạt động tính giá đất đền bù, triển khai dự án được suôn sẻ”.

Bảng giá đất mới đã tạo động lực cho các doanh nghiệp BĐS tái khởi động dự án. Nguồn cung dồi dào, giá nhà, đất trở về đúng giá trị thực, góp phần để thị trường trở lại lành mạnh và phát triển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Sở Nông nghiệp và Môi trường cho biết, tính từ thời điểm Luật đất đai 2024 có hiệu lực đến nay đơn vị này đã tham mưu UBND Thành phố phê duyệt giá đất cụ thể đối với 15 dự án. Hiện trên địa bàn còn 90 dự án đang phải thực hiện xác định giá đất cụ thể.

Hàng loạt trụ sở cơ quan có vị trí đắc địa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đang bị bỏ hoang trong suốt thời gian qua. Trước thực trạng đó, địa phương này đang lên kế hoạch để đấu giá các khu đất này nhằm tránh lãng phí tài nguyên đất.

Bước sang năm 2025, khi ba luật có liên quan đến bất động sản đi vào cuộc sống cùng những chính sách đặc thù, đột phá được áp dụng đã đem lại những kỳ vọng mới.

Vướng mắc trong công tác xác định giá đất là một trong nhưng nguyên nhân khiến TP. Hồ Chí Minh chưa thể hoàn thiện các thủ tục để cấp sổ đỏ, sổ hồng cho nhiều căn hộ của các dự án trên địa bàn.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ sáng 9/5, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã đề cập đến các vấn đề được dư luận quan tâm và định hướng các nội dung hoạt động nhằm xây dựng, phát triển thị trường bất động sản minh bạch và bền vững.

Sau khi tạm dừng công tác điều hành đối với 3 chủ tịch xã vì để xảy ra vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội đang quyết liệt triển khai kế hoạch cưỡng chế vi phạm.