Bàn về lệnh thiết quân luật tại Hàn Quốc
Các vị dân biểu đã hội họp và nhanh chóng thông qua quyết định vô hiệu hoá lệnh thiết quân luật của Tổng thống. Không chỉ có số dân biểu thuộc các đảng phái trong phe đối lập mà tất cả các vị dân biểu thuộc đảng Nhân dân tiến bộ (PPP) của ông Yoon Suk yeol tham dự phiên họp cũng đều ủng hộ Quốc hội vô hiệu hoá lệnh thiết quân luật của ông Yoon Suk yeol.
Sự phản đối và bất bình của người dân cũng như của các vị dân biểu trong Quốc hội và trong đảng PPP đã buộc ông Yoon Suk yeol sáu giờ sau phải rút lại lệnh thiết quân luật.
Chỉ sau có mấy giờ đồng hồ cũng đã đủ để gây ra tác động, hậu quả và hệ luỵ nguy hại hiện không thể lường hết được đối với nền dân chủ ở Hàn Quốc. Ông Yoon Suk yeol khơi mào cuộc đấu tranh quyền lực với Quốc hội và chủ định dùng giới quân sự thông qua lệnh thiết quân luật để giành về phần thắng trong cuộc ganh đấu này.
Ông Yoon Suk yeol chọn giải pháp cực đoan nhất trong tất cả các giải pháp cực đoan có được để tìm cách tự giải thoát ra khỏi tình thế khó khăn trong cầm quyền hiện tại ở Hàn Quốc. Trong hơn 2 năm cầm quyền đến nay, ông khá thành công về đối ngoại nhưng lại gần như không đạt được thành tựu đáng kể nào về đối nội. Nguyên nhân ở chỗ Tổng thống bị Quốc hội bất hợp tác gần như tuyệt đối và bị phe đối lập cản phá quyết liệt. Nhìn nhận từ góc độ khác, có thể nói rằng nguyên nhân ở chỗ ông Yoon Suk-yeol không kiến tạo được hoặc đã không thật sự coi trọng việc kiến tạo nên sự hợp tác xây dựng giữa mình và phe đối lập trong Quốc hội nên dự định làm gì cũng đều bị phủ quyết trong Quốc hội. Khó khăn chồng chất khi uy tín cá nhân của ông Yook Suk yeol sa sút.
Câu châm ngôn "Trong khó ló cái khôn" xem ra đã không ứng nghiệm ở ông Yoon Suk yeol hiện tại. Trái lại, ông tưởng tung ra tuyệt chiêu nhưng trên thực tế lại đi nước cờ sai. Thiết quân luật luôn là chuyện tày đình ở mọi nơi trên thế giới, ở nền dân chủ được coi là rất chuẩn mực như Hàn Quốc luôn tự thể hiện còn kinh thiên động địa hơn nhiều.
Lần cuối cùng lệnh thiết quân luật được ban hành ở đất nước này đã cách đây gần 45 năm, ở thời chính quyền quân sự, trước khi có nền dân chủ ở Hàn Quốc. Lệnh thiết quân luật gây tổn hại ghê gớm tới thể diện, uy danh và độ bền vững của nền dân chủ. Chuyện vừa qua cho thấy, nền dân chủ ở Hàn Quốc không thật sự bền vững như biểu hiện lâu nay ra bên ngoài và ông Yoon Suk yeol sẽ phải trực diện một trong hai kịch bản là tiếp tục tại vị nhưng rất khó có thể cầm quyền thành công hoặc sẽ bị Quốc hội và đảng của chính mình phế truất.


Giới chức Ấn Độ cho biết ít nhất 11 người đã thiệt mạng trong vụ sập một tòa chung cư ở vùng ngoại ô Thủ đô New Delhi, vào sáng sớm 19/4 theo giờ địa phương.
Vòng đàm phán cấp cao thứ hai giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân của Tehran đã kết thúc tại Rome, Italy, với tín hiệu tích cực nhưng thận trọng.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.
Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.
Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.
0