Yêu cầu giờ học chính khoá không được dạy liên kết

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường tuyệt đối không chèn giờ dạy liên kết vào chính khóa, nếu lớp đó không đủ 100% học sinh tự nguyện tham gia.

Ngày 5/10, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ đầu năm học 2023-2024 với sự tham dự của các lãnh đạo các Phòng GD&ĐT và các trường trực thuộc tại hơn 200 điểm cầu trên toàn thành phố.

Một trong những nội dung được quan tâm là việc giải quyết những bức xúc của phụ huynh học sinh liên quan đến việc một số nhà trường cố tình chèn giờ dạy thêm, dạy liên kết vào giờ học chính khóa.

Ông Đào Tân Lý - Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết: Đầu năm học, Sở đã tổ chức hội nghị triển khai năm học cấp tiểu học, các phòng GD&ĐT đã hướng dẫn các cơ sở giáo dục tiểu học xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học.

Ông Đào Tân Lý phát biểu tại hội nghị. Ảnh: giaoducthoidai.vn

Chương trình năm học 2023-2024 đã triển khai 4 tuần, cơ bản diễn ra thuận lợi. Việc tổ chức triển khai giáo dục STEM đại trà tại tất cả các cơ sở giáo dục, Sở đã tổ chức tập huấn cho các quận huyện, triển khai diện rộng. Cùng với đó, Sở tổ chức sinh hoạt chuyên môn, các chuyên đề dạy học.

Liên quan đến việc phụ huynh học sinh phản ánh nhiều trường học chèn hoạt động dạy liên kết vào giờ học chính khóa, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường sắp xếp thời khóa biểu phải đảm bảo khoa học, không được xếp tiết hoạt động ngoài giờ chính khóa xen vào giờ chính khóa nếu lớp học không đủ 100% học sinh tự nguyện đăng ký tham gia.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, hiện nay, chương trình chính khóa với lớp 1, lớp 2 là 25 tiết/tuần; lớp 3 là 28 tiết/tuần; lớp 4, lớp 5 là 30 tiết/tuần. Định mức giáo viên tiểu học là 23 tiết/tuần. Mỗi tiết học của học sinh tiểu học không quá 35 phút.

Ảnh minh họa. Nguồn: giaoducthoidai.vn

Các tiết học chính khóa bắt buộc nhà trường phải thực hiện, không được cắt xén, giảm bớt. Nhà trường phải phân công giáo viên thực hiện đủ định mức tiết dạy. Khi đã thực hiện đầy đủ theo chương trình, đủ định mức của giáo viên, còn thời gian trống mới tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các Phòng GD&ĐT quán triệt tới từng nhà trường yêu cầu việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần đảm bảo tinh thần tự nguyện. Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm khảo sát, tổng hợp nhu cầu tham gia hoạt động ngoài giờ chính khóa, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

Các trường có thể đưa ra nhiều nội dung, nhiều chương trình nhưng không để học sinh chọn tất cả nội dung đó. Nhà trường nên khuyến cáo học sinh chọn từ 1-2 nội dung để bảo đảm vừa sức, không gây áp lực cho học sinh và gây khó khăn cho phụ huynh học sinh.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.

Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.

Chương trình ôn thi trên truyền hình và trực tuyến của Đài Hà Nội không chỉ mang đến phương pháp học tập, ôn thi hiệu quả cho các em học sinh mà còn giúp các giáo viên trong nghề bồi dưỡng thêm chuyên môn từ chính đồng nghiệp của mình.

Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.