Tạm đình chỉ công tác giáo viên kéo lê học sinh

Ngày 2/10, Sở GD&ĐT vừa có công văn số 3560/SGDĐT-TCCB về việc yêu cầu Hiệu trưởng Trường THPT Đa Phúc (Sóc Sơn) tạm đình chỉ công tác đối với bà N.T.P.

Thông báo nêu rõ: Ngày 2/10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nhận được báo cáo số 145/BC – THPTĐP của Trường THPT Đa Phúc về vụ việc clip trên mạng ngày 29/9 liên quan đến bà N.T.P., giáo viên Trường THPT Đa Phúc.

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15/11/2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019; căn cứ Quyết định số 25/2021/QĐ-UBND ngày 19/11/2021 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của UBND Thành phố Hà Nội.

Trong thời gian chờ các cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh, kết luận chính thức vụ việc, Sở GD&ĐT yêu cầu Hiệu trưởng Trường THPT Đa Phúc tạm đình chỉnh công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm lớp và công tác tư vấn tâm lý học đường với bà N.T.P. theo quy định; bố trí giáo viên thay thế đảm bảo quy định hiện hành để hoạt động giáo dục của nhà trường diễn biến bình thường theo kế hoạch của đơn vị.

Hình ảnh trong clip cô giáo lôi cổ áo, kéo lê học sinh gây xôn xao mạng xã hội.

Trước đó, Tối 29/9, trên mạng xã hội xuất hiện clip một giáo viên có hành động túm cổ áo nữ sinh, kéo từ hành lang vào lớp học. Sự việc được xác định là xảy ra tại Trường THPT Đa Phúc. Ngay sau khi có thông tin, Sở GD&ĐT Hà Nội đã chỉ đạo hiệu trưởng nhà trường xác minh, nghiêm túc rút kinh nghiệm, xử lý nghiêm nếu có vi phạm.

Sở GD&ĐT cũng yêu cầu nhà trường khẩn trương báo cáo sự việc, đồng thời yêu cầu nhà trường phối hợp chặt chẽ giữa trường và gia đình, kịp thời nắm bắt tư tưởng, các hoạt động trong nhà trường, không để xảy ra các vụ việc làm ảnh hưởng tới uy tín, công tác giáo dục của nhà trường, của ngành.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hơn 2.000 học sinh đến từ các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện Đan Phượng đã tham gia chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.

Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 công lập theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đề thi các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh đều có điểm mới so với những năm trước.

Nhiều hoạt động đồng hành tại các nhà trường ở Hà Nội đã được triển khai, nhằm chuẩn bị tốt nhất mọi mặt cho học sinh lớp 9 bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 – 2026.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.