Xử nghiêm lợi dụng dịch đau mắt đỏ để tăng giá thuốc

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện và cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc phải bảo đảm cung ứng, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ, không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, tích trữ và tăng giá thuốc bất hợp lý nhằm trục lợi.

Trước tình hình dịch bệnh đau mắt đỏ gia tăng tại nhiều địa phương trên cả nước, ngày 25/9, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện và cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc về việc bảo đảm cung ứng, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ.

Theo đó, Cục Quản lý Dược yêu cầu sở y tế các địa phương chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn khẩn trương, chủ động thực hiện mua sắm các thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ theo các hình thức phù hợp; bảo đảm sẵn sàng cung ứng kịp thời thuốc phục vụ điều trị, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc; các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định về quản lý giá thuốc, không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, tích trữ và tăng giá thuốc bất hợp lý nhằm trục lợi.

Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu sở y tế các địa phương chỉ đạo các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn bán thuốc theo đơn và chịu trách nhiệm hướng dẫn người dân khi mua thuốc, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng của thuốc để bảo đảm an toàn, hiệu quả; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh các thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ và xử lý nghiêm các vi phạm (nếu phát hiện), đặc biệt là các trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý.

Theo Bộ Y tế, hiện nay, dịch bệnh đau mắt đỏ đang gia tăng nhanh tại nhiều tỉnh, thành phố, như: Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Phước, Đà Nẵng… Đặc biệt, qua giám sát dịch tễ, tần suất nhiễm bệnh đau mắt đỏ trong cộng đồng cao gấp 3-4 lần so với năm ngoái.

Tại nhiều địa phương, trẻ em đến khám đau mắt đỏ chiếm gần 50% số ca mắc. Đến nay, chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đau mắt đỏ. Những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Niềm tin "Uống sữa là tốt" nhưng, tốt đến đâu, tốt cho ai và nên uống loại nào thì không phải ai cũng rõ. Trong thị trường với hàng trăm loại sữa, người tiêu dùng thường mua sữa không phải vì biết mình cần gì, mà đơn giản chỉ vì… người khác bảo tốt.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết qua quá trình rà soát các loại sữa đang được dùng tại đây phát hiện có sản phẩm sữa thuộc danh mục các sản phẩm sữa giả vừa bị phát hiện.

Ca ghép gan đầu tiên từ người hiến chết não tại Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công, đem lại hy vọng sống cho một bé gái 21 tháng tuổi.

Hàng trăm nghìn người tiêu dùng vì hâm mộ, tin tưởng đã biến mình thành những nạn nhân mà không hề hay biết khi tin vào lời quảng cáo của những người nổi tiếng.

Tháng Tư được xem là thời điểm bùng phát nhiều loại dịch bệnh do thời tiết giao mùa, trong đó có dịch tay chân miệng.

Hiện nay mới là đầu mùa của dịch sốt xuất huyết nên người dân cần chủ động phòng chống tại gia đình và cộng đồng, không để dịch bệnh bùng phát.