Xu hướng học nghề sớm sau bậc THCS
Theo đó, đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông phù hợp với năng lực, nguyện vọng, hoàn cảnh cụ thể của cá nhân, giúp cho người học có kiến thức về nghề nghiệp, khả năng lựa chọn nghề nghiệp; tạo điều kiện cho người trong độ tuổi lao động có thể tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp thích ứng với những thay đổi của xã hội.
Với mục tiêu phấn đấu 100% học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông được tiếp cận dịch vụ hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp chuyên nghiệp. Tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi 15-25 học giáo dục nghề nghiệp đạt 20%.
Hiện nay, mô hình học sinh tốt nghiệp THCS vừa học văn hóa vừa học nghề đã thu hút sự quan tâm của đông đảo phụ huynh và học sinh. Không chỉ giảm áp lực trong tuyển sinh vào lớp 10, mô hình này rút ngắn thời gian đào tạo, người học sớm có nghề nghiệp khi tham gia vào thị trường lao động ngay sau khi hoàn thành chương trình học tập này.
Học sinh Ngô Thị Hoài Thương (Lớp TK502, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bách Khoa) chia sẻ: "Em quyết định không thi vào lớp 10 mà quyết định học nghề luôn vì đó là sở thích của em. Hiện tại, em theo học ngành thiết kế đồ họa, cảm thấy đó là một sự lựa chọn đúng đắn".
Học sinh Nguyễn Quang Huy (Lớp TN501, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bách Khoa) cho biết: "Năm ngoái em thi trượt vào lớp 10. Gia đình đã định hướng em học nghề".
Còn với Quỳnh Trang và các bạn lớp 12 ở Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội. Sau gần ba năm vừa theo học văn hóa, vừa theo nghề. Trang và các bạn đều cảm thấy hài lòng với lựa chọn này của mình.
Học sinh Trần Lê Quỳnh Trang (Lớp 12C2, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội) chia sẻ: "Ba năm trước thi vào lớp 10, kết quả không như ý, em được gia đình định hướng học nghề, em hiện học quản trị kinh doanh".
Học sinh Phạm Văn Thiện (Lớp 12C2, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội) cho biết: "Em đã từng suy nghĩ là mình có chọn sai nghề không. Sau thời gian học tập, em thấy được giúp đỡ nhiều. Em nhận ra niềm yêu thích của mình với thiết kế đồ họa và sẽ học lên tiếp".
Hiện các trường đều đã có kế hoạch tuyển sinh và chỉ tiêu đối với các học sinh tốt nghiệp THCS, đón các em vào năm học 2025 – 2026 tới đây. Như với Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội là 650 chỉ tiêu. Trường Cao đẳng kỹ thuật và Công nghệ Bách Khoa là 400 chỉ tiêu.
Bà Lê Kim Dung (Hiệu trưởng Trường Cao đẳng kỹ thuật và Công nghệ Bách Khoa) cho biết: "Trong thời gian ba năm, học sinh vừa tốt nghiệp THPT, vừa có bằng trung cấp nghề, được tiếp cận thị trường lao động sớm. Vì là trường nghề nên môi trường học tập, thực hành khá hiện đại".
Hiện nay, nhận thức của xã hội với đào tạo nghề đã tăng lên, nhiều phụ huynh quan tâm, định hướng cho con em học các ngành nghề phù hợp với khả năng, nhu cầu thực tế của gia đình. Bên cạnh đó, các em có cơ hội tiếp cận các chương trình giáo dục phổ thông thường xuyên, sau đó liên thông lên cao đẳng, đại học và trình độ như mong muốn.
PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chia sẻ: "Các em học trung cấp được học khối lượng văn hóa được Bộ GD-ĐT quy định, các em hoàn toàn có thể học liên thông các ngành nghề mong muốn. Nếu muốn được học đại học thì theo học chương trình GDTX cấp THPT để có đủ điều kiện".
Hiện nay, Hà Nội có hơn 40 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm các trường trung cấp, cao đẳng có dạy văn hóa cấp Trung học Phổ thông. Hàng năm, các cơ sở được giao tuyển sinh lớp 10 với trên 15 nghìn học viên.


Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
0