Xây dựng tổ chức công đoàn đủ mạnh và xứng tầm
Phiên họp có sự tham dự của Đoàn đại biểu Hạ viện Malaysia do ngài Chủ tịch Hạ viện Tan Sri Dato' Johari Bin Abdul dẫn đầu, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 22 - 25/10, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Tại phiên họp, các đại biểu đã cho ý kiến về việc gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động là người nước ngoài, việc gia nhập công đoàn của tổ chức người lao động tại doanh nghiệp, bảo đảm tổ chức bộ máy, cán bộ công đoàn, bảo đảm cho cán bộ công đoàn. Nhiều đại biểu bày tỏ băn khoăn đối với dự thảo quy định việc đơn vị sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác, đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách, nếu không có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
Đại biểu Hà Sỹ Huân, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn cho biết: "Khoản 2 Điều 26 dự thảo luật quy định Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy vị trí việc làm và chức danh cán bộ công đoàn trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền. Tuy nhiên, theo dự thảo luật quy định còn chung chung, chưa rõ ràng. Trường hợp nào thuộc thẩm quyền của Tổng Liên đoàn lao động quyết định, trường hợp nào sẽ trình cấp cơ quan thẩm quyền quyết định và cơ quan thẩm quyền quyết định là cơ quan nào. Điều này sẽ dẫn đến sự lúng trong quá trình thực hiện, vì vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu quy định rõ ràng cụ thể đối những trường hợp trên".
Đại biểu Trần Nhật Minh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An bày tỏ đồng tính với ý kiến của đại biểu Hà Sỹ Huân đã phát biểu. Theo đại biểu Trần Nhật Minh: "Tại khoản 2 Điều 27 dự thảo quy định, các Uỷ viên Ban Chấp hành công đoàn cơ sở được người sử dụng lao động trả lương, do đó như dự thảo luật quy định dễ xảy ra trường hợp người sử dụng lao động yêu cầu ép buộc, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở đồng ý thỏa thuận gây thiệt thòi cho các cán bộ công đoàn bị sa thải, thôi việc, từ đó dẫn đến tâm lý cán bộ công đoàn cơ sở không dám đấu tranh vì người lao động. Theo tôi, việc quy định phải có ý kiến quy định bằng văn bản của Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp là hết sức cần thiết nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ công đoàn công sở".
Các đại biểu cũng cho rằng, khoản 3 Điều 28 quy định còn chung chung, chưa rõ công đoàn cấp nào chịu trách nhiệm bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở khi bị chấm dứt hợp đồng, nên đề nghị Ban Soạn thảo làm rõ quy định này.
Cũng trong sáng cùng ngày, các đại biểu nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế. Nội dung này được đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ vào chiều nay (24/10).


Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ ô tô đầu kéo bốc cháy trên đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội vào tối 20/4.
Hiện nay, không ít người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đã bị các trang mạo danh để lừa đảo bán hàng nhằm trục lợi.
Hệ thống 600 cụm camera giám sát, xử phạt vi phạm giao thông tại Hà Nội đã góp phần tích cực trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án thi tuyển kiến trúc cầu Ngọc Hồi nối huyện Thanh trì và tỉnh Hưng Yên.
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và linh hoạt giải quyết các thách thức kinh tế.
0