WHO khuyến nghị dùng các loại vaccine mới

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị cấp phép sử dụng một loại vaccine thứ hai phòng sốt rét và sốt xuất huyết cho trẻ em.

Tại cuộc họp báo ở Geneva (Thụy Sĩ), người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus thông báo, WHO khuyến nghị sử dụng loại vaccine thứ hai có tên gọi là R21/Matrix-M để ngăn nguy cơ trẻ em mắc bệnh sốt rét. Khuyến nghị này được đưa ra gần 2 năm sau khi WHO kêu gọi sử dụng vaccine phòng sốt rét đầu tiên là RTS,S.

Vaccine R21/Matrix-M do Đại học Oxford (Anh) bào chế và Viện Serum (Ấn Độ) sản xuất đại trà. Vaccine này đã được cấp phép sử dụng tại các nước Burkina Faso, Ghana và Nigeria.

Loại vaccine phòng sốt rét có tên gọi là R21/Matrix-M. Ảnh: regulatoryrapporteur

Theo kế hoạch, vaccine R21/Matrix-M sẽ được triển khai tại một số nước châu Phi vào đầu năm 2024 và tại các nước khác vào giữa năm 2024. Mỗi liều vaccine sẽ có giá từ 2-4 USD.

Theo AFP, gần một nửa dân số thế giới sống trong khu vực có nguy cơ cao về bệnh sốt rét, với phần lớn ca mắc bệnh và tử vong xảy ra ở châu Phi.

Giám đốc khu vực châu Phi của WHO - Tiến sĩ Matshidiso Moeti - cho hay, loại vaccine sốt rét mới có tiềm năng lớn cho châu Phi thu hẹp khoảng cách rất lớn giữa cung và cầu.

Ngoài bệnh sốt rét, WHO còn khuyến nghị một loại vaccine sốt xuất huyết mới của hãng dược phẩm Takeda Pharmaceuticals, có tên gọi là Qdenga, cho trẻ từ 6 đến 16 tuổi sống ở những khu vực có bệnh nhiễm trùng, một vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng rất nghiêm trọng.

Các chuyên gia của WHO cũng đề xuất một loại vaccine viêm màng não mới, Men5CV, có tác dụng bảo vệ chống lại 5 loài vi khuẩn gây bệnh.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hàng trăm nghìn người tiêu dùng vì hâm mộ, tin tưởng đã biến mình thành những nạn nhân mà không hề hay biết khi tin vào lời quảng cáo của những người nổi tiếng.

Tháng Tư được xem là thời điểm bùng phát nhiều loại dịch bệnh do thời tiết giao mùa, trong đó có dịch tay chân miệng.

Hiện nay mới là đầu mùa của dịch sốt xuất huyết nên người dân cần chủ động phòng chống tại gia đình và cộng đồng, không để dịch bệnh bùng phát.

Sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thuộc danh mục các sản phẩm "sữa giả", do một trong các công ty mà Bộ Công an vừa triệt phá.

Liên quan đến vụ việc gần 600 loại sửa giả vừa bị lực lượng công an phát hiện thu giữ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết đã cấp giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm cho 71 sản phẩm là thực phẩm dinh dưỡng.

Bà Trần Việt Nga - Cục trưởng Cục An toàn thực phầm, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi quảng cáo sai sự thật liên quan đến sữa Hikid và Nutri Brain IQ.