Vinh danh 12 giải pháp đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023
Với chủ đề “Đổi mới sáng tạo cùng doanh nghiệp chuyển đổi số, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu”, chương trình đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 tìm kiếm các giải pháp, sản phẩm chuyển đổi số để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhằm thu hút đầu tư vào Việt Nam theo hướng bền vững và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, để đổi mới sáng tạo đi vào thực chất, hiệu quả, có sức lan tỏa thì ngoài sự chỉ đạo, định hướng từ Đảng, Nhà nước, sự quan tâm phối hợp của các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương, sự tham gia của các doanh nghiệp, thì rất cần sự chung tay, đồng lòng của toàn xã hội. Bộ trưởng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, đưa vào sử dụng các giải pháp tiêu biểu được công bố hôm nay.
"Đến nay đã có 24 giải pháp tiêu biểu được lựa chọn trong số 758 giải pháp gửi về chương trình. Hội đồng cố vấn chuyên môn đã nhìn nhận và lựa chọn những giải pháp pháp mang tính tổng thể và bền vững, hiệu quả trong thực thi và có lộ trình triển khai, có khả năng nhân rộng tại Việt Nam", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Chương trình 'Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam' (Vietnam Innovation Challenge - VIC) được khởi động vào tháng 10/2022, là chương trình hiện thực hóa tầm nhìn của Sáng kiến Đổi mới sáng tạo Việt Nam (InnovateVN), do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp với Tập đoàn Meta tổ chức, nhằm tìm kiếm các giải pháp đổi mới sáng tạo từ các tổ chức, cá nhân trên toàn thế giới để giải quyết những thách thức quan trọng tầm quốc gia, hướng đến một Việt Nam phát triển thịnh vượng và bền vững.

Các giải pháp tham gia chương trình chủ yếu đến từ các tập đoàn, doanh nghiệp lớn; doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo và các dự án đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực quản trị số, quản trị dữ liệu, kết nối đầu tư, tối ưu quy trình, cải tiến sản phẩm, nâng cao năng lực doanh nghiệp... góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế số, xã hội số.
"Mong rằng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhanh chóng ứng dụng các giải pháp được trao giải, nhất là 12/24 giải pháp được đánh giá đặc biệt, để nhanh chóng đưa doanh nghiệp của mình có bước tiến mới, bắt kịp với sự thay đổi và xu hướng phát triển của thế giới", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, sự tham gia đồng hành của Tập đoàn Meta cũng như một số tập đoàn lớn của Việt Nam như FPT, VNPT... trên các vai trò khác nhau đã góp phần vào thành công của chương trình.

Đánh giá cao nỗ lực của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cũng như ý nghĩa to lớn của chương trình 'Thách thức đổi mới sáng tạo Việt Nam', ông Simon Milner - Phó Chủ tịch Meta Châu Á Thái Bình Dương nhấn mạnh: "Đây là một sân chơi lớn, sân chơi của những con người đam mê sáng tạo, mang đến cho cộng đồng và xã hội những giải pháp cùng phát triển". Các giải pháp đạt giải ngày hôm nay mới chỉ là bước đi đầu tiên để trong thời gian tới, nhiều giải pháp sáng tạo khác sẽ ra đời trên cơ sở thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam, cũng như thế giới, giúp các doanh nghiệp đổi mới cơ cấu vận hành hiệu quả, năng suất, chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Bên cạnh việc vinh danh 12 giải pháp xuất sắc nhất đại diện cho 12 hạng mục giải thưởng, có khả năng thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, ban tổ chức cũng sẽ công bố chủ đề chính thức của "Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024", tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam trên hành trình chuyển dịch lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Những giải pháp xuất sắc nhất sẽ có cơ hội nhận giải thưởng tổng trị giá lên đến 300.000 USD cùng các gói hỗ trợ toàn diện về nâng cao năng lực, nghiên cứu phát triển sản phẩm, không gian làm việc, quảng bá giải pháp và mở rộng thị trường. Đặc biệt, các cá nhân, tổ chức đạt giải sẽ tham gia chuỗi hoạt động giới thiệu và triển khai thí điểm đến các tỉnh, thành phố lớn tại Việt Nam.


Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban thành thông tin quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện, tạo nền tảng cho hạ tầng truyền dẫn tốc độ siêu cao, góp phần phát triển 5G.
Gần một trăm robot hình người đang học cách làm bánh sandwich, lau quầy và cắm hoa trong suốt 17 giờ/ngày tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.
AI là một phần không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp, tuy nhiên cần phải đánh giá, nhận biết được rõ những ưu, khuyết điểm còn tồn tại của công nghệ AI để tận dụng “cơ hội vàng” mà AI đem lại.
Thông tin Việt Nam thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp đã thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia thuộc lĩnh vực viễn thông, đặc biệt là những chuyên gia thuộc lĩnh vực kỹ thuật truyền thông.
Tỷ phú Elon Musk thông báo một loại chip não mới mang tên Blindsight do Neuralink phát triển nhằm khôi phục thị lực cho người khiếm thị sẽ được sử dụng lần đầu tiên trong năm nay.
Ban Chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
0