Việt Nam hứng chịu 80 vụ tấn công mã độc mỗi ngày
Chỉ trong năm 2024, đã có gần 30.000 vụ tấn công ransomware nhằm vào các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam. Theo báo cáo của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, khoảng 15% trong số 5.000 cơ quan, doanh nghiệp khảo sát năm nay cho biết từng là nạn nhân của ransomware. Nhiều vụ việc gây hậu quả nghiêm trọng và kéo dài, như các sự cố tại PVOIL, VnDirect, Vietnam Post và mới đây là tập đoàn công nghệ CMC.
Các cuộc tấn công thường được chuẩn bị kỹ lưỡng, kéo dài trong nhiều tháng trước khi tin tặc mã hóa toàn bộ dữ liệu và đòi tiền chuộc bằng Bitcoin. Việc sao lưu định kỳ và rà soát hệ thống là những biện pháp quan trọng được khuyến nghị để giảm thiểu thiệt hại do ransomware gây ra.
Tình trạng này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà lan rộng khắp Đông Nam Á, với tổng cộng hơn 135.000 vụ tấn công trong năm qua. Trong đó, Indonesia là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất, tiếp đến là Việt Nam và Philippines.


Các đơn vị công an cơ sở ở TP. Hà Nội đang tập trung giải quyết những phức tạp về trật tự đô thị, đảm bảo đường thông, hè thoáng, nhất là tại những địa bàn đông dân cư, tuyến phố văn minh thương mại trước dịp nghỉ lễ.
Khi xe cứu thương lưu thông trên đường Vành đai 3, TP, Hà Nội mặc dù đã hú còi, bật đèn ưu tiên nhưng lái xe tải nhất quyết không nhường đường.
Cơ quan chức năng có thể phát hiện vi phạm thông qua việc vận hành, sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Luật Thủ đô 2024 đã dành một điều quy định về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD) nhằm phát triển giao thông công cộng.
Trên bốn đoạn cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh, Quảng Bình, Nha Trang mới thông xe, các loại ô tô sẽ được chạy tối đa 90 km/h và tối thiểu 60 km/h.
Phòng giao dịch Phú Mỹ của Ngân hàng Vietinbank ở huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội vừa bị cướp.
0