Việt Nam thu hút gần 25 tỷ USD vốn FDI

Tính đến hết tháng 9 năm 2024, Việt Nam đã thu hút 24,78 tỷ USD vốn FDI, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 9 ghi nhận lượng vốn FDI cao nhất từ đầu năm, với 4,26 tỷ USD.

Các địa phương như Bắc Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bắc Giang và Ninh Thuận chiếm tới 80,1% số dự án mới và 72,9% tổng vốn đầu tư cả nước. Tuy nhiên, tổng vốn FDI vào thành phố Hồ Chí Minh giảm 11% trong 8 tháng đầu năm, trong khi Đồng Nai và Bình Dương tăng đáng kể.

Các đối tác lớn nhất đến từ Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hong Kong và Nhật Bản, chiếm 73,2% số dự án đầu tư mới. Vốn FDI chủ yếu chảy vào các ngành công nghệ cao như điện tử và sản xuất linh kiện, đánh dấu sự chuyển dịch từ các ngành truyền thống như dệt may và gỗ. Điều này giúp nâng cao năng lực sản xuất, tạo việc làm chất lượng cao và đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất công nghệ cao.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Co-opBank, tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1995-2025) vào sáng 19/4 tại Hà Nội.

Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.

Giới chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng trong giai đoạn chờ kết quả đàm phán của Chính phủ về chính sách thuế đối ứng với Mỹ vào ngày 9/7 tới.

FiinGroup cho rằng, trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay, việc lựa chọn cổ phiếu cần dựa trên ba yếu tố then chốt.

Cổ phiếu VIC bị nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh với khối lượng 61,87 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 4.446 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.