Việt Nam sẵn sàng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm của mình với Trung Quốc về việc tham gia CPTPP

(HanoiTV) - Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một Hiệp định Thương mại tự do mở với các cam kết toàn diện nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại giữa các nền kinh tế thành viên.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng

Ngày 23/9/2021, tại cuộc Họp báo Thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng trước việc Trung Quốc chính thức nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một Hiệp định Thương mại tự do mở với các cam kết toàn diện nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại giữa các nền kinh tế thành viên.

Việc Hiệp định CPTPP được các nền kinh tế khác quan tâm và mong muốn trở thành thành viên cho thấy vai trò ngày càng tăng của Hiệp định trong thúc đẩy hợp tác và liên kết kinh tế, thương mại khu vực và quốc tế.

Theo các quy định về thủ tục liên quan, các nền kinh tế muốn gia nhập cần đáp ứng các tiêu chuẩn của Hiệp định cũng như tuân thủ các quy trình, thủ tục gia nhập đối với các thành viên mới. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm của mình với Trung Quốc về việc tham gia Hiệp định này.

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về Australia, Anh và Hoa Kỳ thiết lập Quan hệ Đối tác An ninh tăng cường ba bên (AUKUS), Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:

Việt Nam luôn quan tâm theo dõi các diễn biến của tình hình khu vực. Chúng tôi cho rằng hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới là mục tiêu chung của tất cả các quốc gia và các nước có trách nhiệm đóng góp vào mục tiêu này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việt Nam và Nhật Bản xác định hợp tác kinh tế là trụ cột chính của quan hệ và đưa hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thành trụ cột mới của quan hệ song phương.

Sau Lễ đón chính thức sáng 28/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru. Hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục mở rộng diện cấp thị thực nhập cảnh Nhật Bản cho công dân Việt Nam.

Đài Hà Nội trân trọng giới thiệu Thông cáo báo chí chung Việt Nam – Nhật Bản nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27 - 29/4/2025 của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân:

Theo ước tính ban đầu, sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, toàn quốc sẽ giảm từ 10.035 xã phường xuống còn khoảng 3.300 đơn vị; sẽ không giữ lại tên thành phố, thị xã thuộc tỉnh.

Đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp bao gồm xã, phường và 11 đặc khu; trong đó, sẽ thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công ở cấp xã.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân thăm Việt Nam vào sáng nay (28/4).