Việt Nam đón cơ hội thu hút vốn FDI chất lượng cao
Khu đất gần 170.000 m2 tại Khu công nghiệp hỗ trợ nam Hà Nội vừa được một doanh nghiệp từ Đài Loan thuê. Trong năm nay sẽ khởi công nhà nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị y tế thông minh, đợt I quy mô 200 triệu USD. Doanh nghiệp cho biết có nhiều lý do chọn đây làm điểm đến đầu tư.
Ông Cheng Ming Chung, Giám đốc cấp cao Công ty TNHH Inventec Appliances cho biết: "Chúng tôi chọn KCN hỗ trợ Nam Hà Nội do có tiềm lực về sản xuất công nghiệp công nghệ cao, hạ tầng giao thông thuận tiện, nằm cạnh cao tốc, gần cảng biển, tiềm năng logistics rất lớn. Chúng tôi sẽ xây dựng nhà máy hơn 16 hecta cuối năm nay, công suất 32 triệu sản phẩm/năm, cần khoảng 10-15 nghìn lao động."

Đón cơ hội thu hút vốn FDI chất lượng cao
Còn nhà máy này của một công ty từ Đức, được khởi công tại Cụm công nghiệp Thanh Oai vào năm 2008. Tổng vốn đầu tư khoảng 32,6 triệu Euro, chuyên sản xuất dụng cụ y tế, quy mô gần 100.000 m2, doanh nghiệp cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
Ông Torben Minko - Tổng Giám đốc Công ty B.Braun Đức - Hà Nội chia sẻ: "Chúng tôi tin tưởng rằng Hà Nội là một điểm đầu tư tốt. Nguyên nhân chính là do Hà Nội là thủ đô, rất gần hệ thống chính trị. Vị trí đó thuận tiện cho các nhà đầu tư. Sự phát triển xanh của Hà Nội khiến doanh nghiệp như chúng tôi tin tưởng."

Niềm tin của doanh nghiệp vào môi trường đầu tư của Hà Nội là điểm rất đáng chú ý trong quý I năm nay. Để có thể duy trì đà tăng vốn FDI một cách bền vững, đặc biệt hướng tới các dự án công nghệ cao, giới chuyên gia cũng nhấn mạnh nhiều yếu tố đặc biệt là lành mạnh hoá môi trường đầu tư kinh doanh, cơ sở hạ tầng và đội ngũ nguồn nhân lực.
Ông Võ Trí Thành, Chuyên gia kinh tế: "Dịch chuyển dòng vốn FDI có chất lượng phù hợp với chiến lược của Việt Nam. Bên cạnh các yếu tố truyền thống, ổn định vĩ mô, tự do hoá, nhân công, họ còn đòi hỏi cái môi trường bắt nhịp được xu thế mới, môi trường xanh, môi trường để dịch chuyển chuyên gia.."

Dòng vốn FDI năm nay vào Việt Nam sẽ vẫn duy trì ở mức cao, song có thể chịu áp lực khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu đã có hiệu lực từ đầu năm nay. Bên cạnh những lợi thế vượt trội, Việt Nam cần chủ động hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh khi mức độ cạnh tranh thu hút vốn giữa các quốc gia trong khu vực rất gay gắt. Nếu không đủ mức độ sẵn sàng, Việt Nam có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội.


Các chuyên gia cho rằng tăng nội lực chính là con đường để tăng sức bền, giúp kinh tế Việt Nam đứng vững trong một thế giới nhiều biến động.
Các chuyên gia kiến nghị, để có thể bứt phá vào năm 2025 cần có sự cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt khu vực kinh tế tư nhân.
Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho toàn thành phố, ngành điện Thủ đô đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.
Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.
0