Vatican tổ chức lễ tang Giáo hoàng Francis

Lễ tang và lễ an táng Giáo hoàng Francis đã được tổ chức trang trọng tại Quảng trường Thánh Peter ở Thủ đô Rome, Italy vào chiều nay (26/4), theo giờ Việt Nam.

Lãnh đạo của hàng chục quốc gia, hoàng gia và các tổ chức quốc tế thế giới cùng khoảng 140.000 người đã có mặt tại Quảng trường Thánh Peter để dự buổi lễ.

Lễ tang Giáo hoàng Francis bắt đầu lúc 10h sáng (giờ địa phương, tức 15h cùng ngày giờ Việt Nam). Buổi lễ được tổ chức giản dị hơn so với các lễ tang giáo hoàng trước, vì năm ngoái Giáo hoàng Francis đã sửa đổi nghi thức về lễ tang nhằm thể hiện rằng mình là một “môn đệ của Chúa Kitô” chứ không phải “một người quyền lực trần thế”. Mặc dù vậy, đây vẫn là sự kiện có ý nghĩa chính trị và tôn giáo sâu rộng, phản ánh ảnh hưởng toàn cầu của Giáo hoàng Francis.

Theo Vatican, 130 phái đoàn xác nhận tham dự lễ tang, gồm 50 nguyên thủ quốc gia và 10 quốc vương đang trị vì, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Italy Sergio Mattarella và Thủ tướng Giorgia Meloni, Thủ tướng Anh Keir Starmer và Hoàng tử William, Thủ tướng Hungary Viktor Orban, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Sau lễ tang, linh cữu của Giáo hoàng được chuyển vào bên trong Vương cung thánh đường Thánh Peter, rồi tiếp tục được đưa đến Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả bên ngoài Vatican để an táng. Đây là nơi sinh thời ông thường xuyên lui tới và đặc biệt yêu mến. Với quyết định này, Giáo hoàng Francis trở thành giáo hoàng đầu tiên được chôn cất tại đây kể từ thế kỷ XVII, và là người đầu tiên trong hơn một thế kỷ qua được chôn cất bên ngoài Vatican.

Giáo hoàng Francis qua đời ngày 21/4 vì suy tim sau cơn đột quỵ ở tuổi 88, kết thúc 12 năm lãnh đạo Giáo hội Công giáo với nhiều dấu ấn đặc biệt. Theo Vatican, trong 3 ngày linh cữu Giáo hoàng được quàn tại Vương cung thánh đường Thánh Peter, khoảng 250.000 người đã đến bày tỏ lòng thành kính đối với ông, vị giáo hoàng được biết đến như một biểu tượng sống động của lương tri, hòa bình và lòng nhân ái.

Cô Pauline Ghattas - Người Palestine: “Ở Palestine, chúng tôi yêu kính ngài rất nhiều vì ngài là một người đúng đắn, người đã bảo vệ quyền của chúng tôi. Vì vậy chúng tôi ở đây để bày tỏ lòng kính trọng đối với vị Giáo hoàng đã có tác động to lớn đến cuộc sống của chúng tôi.”

Lễ tang sẽ đánh dấu sự khởi đầu của 9 ngày để tang và cầu nguyện cho linh hồn của Giáo hoàng Francis. Sau lễ tang, quá trình bầu ra giáo hoàng mới, tức mật nghị hồng y, dự kiến bắt đầu từ 15 đến 20 ngày sau khi giáo hoàng qua đời, tức từ ngày 6/5 đến ngày 11/5.

Hiện một số ứng cử viên có khả năng trở thành người kế nhiệm Giáo hoàng Francis gồm Hồng y cấp tiến người Italy Matteo Zuppi, Hồng y Pietro Parolin - Bộ trưởng Ngoại giao Vatican, và Hồng y Luis Antonio Tagle đến từ Philippines.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giáo hoàng Francis, vị giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử đến từ Mỹ Latin, đã qua đời vào ngày 21/4, hưởng thọ 88. Trong suốt quá trình chủ trì Giáo hội Công giáo, Giáo hoàng Francis đã mang lại nhiều cải cách nổi bật khiến cả thế giới nghiêng mình thán phục.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc gặp trực tiếp khi tới Vatican dự lễ tang Giáo hoàng Francis.

Một vụ nổ lớn xảy ra ngày 26/4 tại cảng Shahid Rajaee, thành phố Bandar Abbas, tỉnh Hormozgan, miền Nam Iran đã khiến ít nhất 4 người tử vong và 516 người bị thương.

Chính phủ Ukraine mới đây cho biết họ đã không đạt được thỏa thuận với các chủ nợ và Kiev có thể bị vỡ nợ khoảng 600 triệu USD trước thời hạn vào cuối tháng 5.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 25/4 đã lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố tại khu vực Jammu và Kashmir, kêu gọi sự truy cứu trách nhiệm và hợp tác quốc tế để đưa những kẻ phạm tội ra trước công lý.

Mỹ và Iran tiến hành vòng đàm phán hạt nhân thứ ba, bước vào giai đoạn đàm phán kỹ thuật mà các chuyên gia nhận định là sẽ khó khăn hơn khi Washington đưa ra các điều kiện của mình.