Giáo hoàng Francis qua đời: Sứ mệnh còn dang dở

Vatican thông báo Giáo hoàng Francis đã qua đời, hưởng thọ 88 tuổi, sau khi chịu đựng nhiều căn bệnh trong suốt 12 năm tại vị.

Dù Giáo hoàng Francis tuổi đã cao và sức khoẻ không được ổn nhưng sự ra đi của ông vẫn gây bất ngờ nhất định. Vào hôm trước, Giáo hoàng Francis xuất hiện trước công chúng dịp Lễ Phục sinh mà sáng hôm sau đã tạ thế. Nhà thờ Cơ đốc giáo một lần nữa ở trước ngã ba đường, đối diện với sự lựa chọn mang tính định mệnh: kế thừa và tiếp nối định hướng cải cách đã được Giáo hoàng Francis khởi xướng và thực hiện hay trở lại đường hướng bảo thủ cố hữu của những người tiền nhiệm Giáo hoàng Francis.

Giáo hoàng Francis bắt đầu thời kỳ đứng đầu Toà thánh Vatican với nhiều điều chưa từng thấy trong lịch sử mấy ngàn năm của Nhà thờ Cơ đốc giáo. Ông là vị giáo hoàng thứ 266 và đầu tiên không phải là người châu Âu, là giáo hoàng đầu tiên đến từ khu vực Mỹ Latinh. Ông là vị giáo hoàng đầu tiên chủ định tìm kiếm sự gần gũi với dân thường, sống giản dị và khiêm nhường như những người dân bình thường. Suốt 12 năm làm Giáo hoàng, ông chọn ở trong căn hộ rộng 70 m² trong nhà khách của Toà thánh Vatican và là giáo hoàng đầu tiên kể từ rất nhiều thế kỷ nay chọn nơi an nghỉ cuối cùng ở bên ngoài phạm vi Toà thánh Vatican.

Cả về cách thức trị vì Toà thánh Vatican lẫn quan điểm chính sách, Giáo hoàng Francis có nhiều khác biệt rất cơ bản so với những người tiền nhiệm. Ông sẽ đi vào lịch sử Nhà thờ Cơ đốc giáo với tư cách là vị giáo hoàng của người nghèo và cống hiến vì người nghèo, là nhà cải cách Nhà thờ Cơ đốc giáo nhằm làm cho tôn giáo này trở thành "tôn giáo thật sự của cả thế giới".

Giáo hoàng Francis đã phi tập trung quyền lực trong Nhà thờ cơ đốc giáo ở châu Âu, đã cải tổ bộ máy hệ thống hành chính công quyền trong Toàn thánh Vatican theo hướng giảm thiểu ảnh hưởng của châu Âu và bình đẳng hơn về giới tính cũng như mở rộng và tăng cường ảnh hưởng của Nhà thờ Cơ đốc giáo đến những sâu, vùng xa xôi hẻo lánh trên thế giới.

Giáo hoàng Francis đã kiến tạo thành công quá trình hoà giải giữa Nhà thờ Cơ đốc giáo với một số tôn giáo lớn trên thế giới. Vị giáo hoàng này đã nỗ lực giải cứu Nhà thờ Cơ đốc giáo khỏi những cuộc khủng hoảng đe doạ nghiêm trọng vị thế, vai trò và ảnh hưởng của Nhà thờ Cơ đốc giáo trong thế giới hiện đại.

Không phải tất cả những gì Giáo hoàng Francis làm cũng đều thành công mỹ mãn. Không phải tất cả mọi cuộc cải cách mà Giáo hoàng Francis đã khởi xướng cũng đều được thực hiện kiên định và triệt để. Sứ mệnh Giáo hoàng Francis từ đảm trách này vẫn còn dang dở, phần vì Giáo hoàng Francis đã qua đời, phần vì đã không được Giáo hoàng Francis quyết tâm theo đuổi đến cùng, phần vì những lực cản bên trong Toà thánh Vatican và Nhà thờ Cơ đốc giáo vẫn rất lớn. Đa số Hồng y giáo chủ ở độ tuổi tới đây tham gia mật nghị bầu giáo hoàng mới đều do Giáo hoàng Francis bổ nhiệm. Nhiều khả năng, vị giáo hoàng mới sẽ là người tiếp nối sứ mệnh dang dở của Giáo hoàng Francis.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/4 đã chính thức phê duyệt Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện với Iran, sau khi Quốc hội Nga bỏ phiếu thông qua.

Một máy bay Airbus A330 của hãng Delta Airlines chở 282 hành khách vừa bị cháy động cơ tại Sân bay Quốc tế Orlando, bang Florida (Mỹ), hành khách đã được sơ tán khẩn cấp bằng máng trượt.

Chính phủ Mỹ vừa công bố mức thuế mới áp dụng đối với tấm pin mặt trời nhập khẩu từ một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Malaysia, Campuchia và Thái Lan.

Cử tri Australia đã bắt đầu đi bỏ phiếu sớm cho cuộc bầu cử liên bang vào sáng 22/4, trong bối cảnh chỉ còn chưa đầy hai tuần nữa là tới ngày bầu cử toàn quốc vào 3/5.

Vatican thông báo Giáo hoàng Francis đã qua đời, hưởng thọ 88 tuổi, sau khi chịu đựng nhiều căn bệnh trong suốt 12 năm tại vị.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 22/4 cho biết, vệ tinh do thám quân sự thứ tư do nước này tự phát triển đã được phóng thành công vào quỹ đạo bằng tên lửa Falcon 9 của SpaceX.