Ukraine đổi khoáng sản lấy viện trợ của Mỹ
Tổng thống Ukraine Zelensky dự kiến đến Washington vào ngày 28/2 để gặp Tổng thống Trump, chuẩn bị ký kết thỏa thuận.
Theo các hãng truyền thông phương Tây, thỏa thuận quy định Mỹ và Ukraine sẽ cùng khai thác các tài nguyên khoáng sản tại Ukraine. Doanh thu từ khai thác sẽ được chuyển vào một quỹ đầu tư chung, do cả hai quốc gia cùng quản lý. Mặc dù chi tiết chưa được công bố hoàn toàn, nhưng theo tờ Financial Times, Ukraine sẽ đóng góp 50% doanh thu từ các tài nguyên khoáng sản thuộc sở hữu nhà nước trong tương lai, bao gồm dầu khí và các hoạt động hậu cần liên quan. Quỹ này sẽ được dùng để đầu tư vào các dự án tại Ukraine. Các điều khoản quan trọng như tỷ lệ sở hữu của Mỹ trong quỹ và vấn đề “đồng sở hữu”, vẫn đang được tiếp tục đàm phán.
Mặc dù thỏa thuận không đề cập đến cam kết an ninh rõ ràng, các quan chức Ukraine tin rằng, đây là một bước quan trọng để ngăn chặn sự xấu đi trong quan hệ với chính quyền Trump và thiết lập quan hệ đối tác lâu dài hơn với Mỹ.
Về phần mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump coi thỏa thuận này là khoản “bù đắp” cho hàng tỷ USD viện trợ mà Washington cung cấp cho Kiev kể từ khi xung đột bùng phát.
Ngay sau thông báo về khung thỏa thuận khoáng sản, Tổng thống Donald Trump cho biết, Washington sẽ tạm ngừng toàn bộ hỗ trợ quân sự mới cho Kiev, đồng thời để ngỏ khả năng thăm Nga để thúc đẩy chấm dứt xung đột.
Đáng chú ý, Mỹ không phải là bên duy nhất đề xuất thỏa thuận khoáng sản với Ukraine. Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/2 cũng công bố thỏa thuận khai thác khoáng sản với Kiev, đối lập với yêu cầu “bồi thường” của Mỹ. Dù đề xuất của EU đề cao quan hệ đối tác bình đẳng, không ép buộc Ukraine từ bỏ quyền kiểm soát tài nguyên, nhưng cuối cùng Kiev đã lựa chọn Washington trong cuộc đua tiếp cận khoáng sản chiến lược.
Theo các nhà phân tích, điều này cho thấy, thỏa thuận khoáng sản có thể là một phần trong các cuộc đàm phán rộng hơn nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine. Kiev cần duy trì sự ủng hộ của Washington trong cuộc xung đột hiện nay.
Trong khi đó, phản ứng về thỏa thuận giữa Mỹ và Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, đây không phải vấn đề đáng lo ngại. Ông Putin cũng tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Mỹ trong việc phát triển khoáng sản đất hiếm, thậm chí là ở các khu vực vừa được sáp nhập vào Nga.
Trên mạng xã hội, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 10/5 cho biết Ấn Độ và Pakistan đã nhất trí “ngừng bắn hoàn toàn và ngay lập tức”.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố, sự tham gia của Bình Nhưỡng vào cuộc chiến Nga - Ukraine là hoàn toàn chính đáng, gọi đây là hành động bảo vệ “quốc gia anh em”.
Các quan chức kinh tế cấp cao của Mỹ và Trung Quốc ngày 10/5 đã bắt đầu đàm phán cấp cao tại Geneva, Thuỵ Sĩ, nhằm giải quyết những bất đồng về thương mại và thuế quan.
Truyền thông Ukraine đưa tin, Nga đóng cửa không phận trên khu vực thao trường quân sự và bãi phóng tên lửa Kapustin Yar từ ngày 12-13/5. Điều này làm dấy lên đồn đoán về khả năng nước này sẽ tiến hành một vụ phóng tên lửa đạn đạo.
Pakistan đã khởi động chiến dịch quân sự mang tên “Bunyan-ul-Marsoos” vào ngày 10/5, nhằm trả đũa các động thái được cho là khiêu khích và tấn công quân sự từ phía Ấn Độ. Chiến dịch bao gồm các cuộc tấn công chính xác bằng tên lửa Fateh nhắm vào nhiều cơ sở quân sự Ấn Độ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/5 cho biết, ông kỳ vọng Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ sớm kết thúc cuộc xung đột kéo dài hơn 3 năm qua.
0