Tinh thần thi ca từ cộng đồng người khiếm thị

Tọa đàm "Như thể ai đó mù đang ngắm trăng" diễn ra tại Viện Goethe Hà Nội đã đưa khán giả là người khiếm thị bước vào thế giới văn chương đặc biệt, cảm nhận thi ca bằng giác quan phi thị giác.

Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ tháng thơ Se Sẽ Chứ, tập trung đối thoại về sự “Nhìn - Thấy - Biết - Thấu cảm” để gắn kết cộng đồng, xóa mờ giới hạn thưởng thức văn học nghệ thuật. Điểm nhấn đặc biệt của tọa đàm là phần trình diễn thơ Haiku trên nền đàn tranh. Đây là loại hình thơ nổi tiếng của Nhật Bản, với cấu trúc 3 dòng tượng thanh, tượng hình rõ ràng, giúp người nghe hiểu rõ nội dung văn học ngay cả khi họ không thể nhìn thấy câu chữ. 

Nghệ sĩ trẻ Nguyễn An Như chia sẻ: “Mình phải có sự trải nhiệm về thiên nhiên để biến chúng thành âm thanh”. 

Âm thanh độc đáo từ nhạc cụ dân tộc mô phỏng sống động cảnh sắc thiên nhiên, giúp nghệ sĩ khiếm thị tái hiện trọn vẹn bối cảnh và cảm xúc tác phẩm. Đó cũng là thông điệp đằng sau chủ đề “Như thể ai đó mù đang ngắm trăng”, lấy cảm hứng từ tựa đề bài thơ Haiku nổi tiếng của tác giả Basho. Đôi khi người khiếm thị dù không thể nhìn, lại có thể cảm nhận thế giới bằng những giác quan khác sâu sắc hơn.

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp cho biết: “Những người khiếm thị là những người rất đặc biệt. Họ không nhìn được tôi, nhưng họ cảm nhận được. Tôi rất thích cách nhìn của họ, một cách nhìn mà không bị lệ thuộc vào con mắt sinh học”.

Tháng 12 này, tháng thơ Se Sẽ Chứ tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động kết nối cộng đồng người khiếm thị thông qua thực hành nghệ thuật. Nổi bật như phòng đọc “Sờ chữ nghe thơ”, workshop học chữ nổi, đêm thơ mừng năm mới… Qua đó lan tỏa tình yêu thi ca đến người tham dự, dù là người sáng hay khiếm thị, đều có thể chạm đến vẻ đẹp của thi ca bằng thính giác. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khác với các kiểu cắm hoa rực rỡ phương Tây, nghệ thuật cắm hoa Ikebana của Nhật Bản lại hướng về sự tối giản.

Festival Phở 2025 đã khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long với chủ đề “Tinh hoa Phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số”, thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế tới trải nghiệm.

Đại diện Cộng đồng Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức Chương trình biểu diễn thời trang “Áo dài Việt Nam - Di sản kết nối” từ ngày 18-20/4 tại Bắc Kinh, nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc và “Năm Giao lưu Nhân văn Việt - Trung”.

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.