Tim nhân tạo mở ra hy vọng mới
Sự kiện trên được xem là một trong những bước tiến quan trọng trong lĩnh vực y học, mở ra tương lai tốt đẹp cho những người bị bệnh suy tim.
Tim nhân tạo toàn phần BiVACOR được phát minh bởi nhà khoa học Australia, Tiến sĩ Daniel Timms. Đây là thiết bị cấy ghép đầu tiên trên thế giới có khả năng thay thế hoàn toàn tim người. Ca phẫu thuật kéo dài 6 giờ đồng hồ được thực hiện tại Bệnh viện St Vincent’s, thành phố Sydney (Australia) vào cuối năm ngoái.
Nam bệnh nhân 40 tuổi đã chờ đợi hơn 100 ngày để được ghép tim trong khi sống nhờ vào tim nhân tạo BiVACOR. Đầu tháng này, bệnh nhân được cấy ghép tim từ người cho chết não hiến tặng và đang phục hồi tốt.
Tiến sĩ Paul Jansz - Bác sĩ phẫu thuật tim mạch chia sẻ: "Đây thực sự là một bước tiến đáng kinh ngạc. Thiết bị này đã được nghiên cứu và phát triển suốt 20 năm nay, hoàn toàn mới lạ, là một phát minh vĩ đại, quan trọng nhất là nó hoạt động hiệu quả. Việc chúng tôi có thể sử dụng tim nhân tạo giúp bệnh nhân duy trì sự sống là một điều vô cùng ý nghĩa”.
Trái tim nhân tạo toàn phần được thiết kế như một giải pháp tạm thời giúp bệnh nhân duy trì sự sống cho đến khi được ghép tim. Tuy nhiên, mục tiêu dài hạn của nhà phát minh tim nhân tạo là biến thiết bị này thành một giải pháp thay thế vĩnh viễn.
Tiến sĩ Daniel Timms - Nhà phát minh tim nhân tạo BiVACOR cho biết: "Bệnh nhân đã sử dụng thiết bị này trong 104 ngày trước khi được ghép tim, trong thời gian đó, bệnh nhân còn được xuất viện. Đây là lần đầu tiên trên thế giới chúng tôi đạt được thành tựu này. Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường, và anh ấy đã đạt được điều đó sau khi xuất viện. Điều này mang lại cho chúng tôi hy vọng lớn rằng trong tương lai, bệnh nhân sẽ không cần phải ghép tim nữa, mà có thể sống suốt đời với tim nhân tạo”.
Bệnh viện St Vincent’s cho biết, BiVACOR là một thiết bị được làm từ titan, không có van, sử dụng công nghệ lực nâng từ trường để mô phỏng cách thức tim bơm máu đi khắp cơ thể.
Hiện tại, mỗi năm có hơn 23 triệu người mắc chứng suy tim nhưng chỉ khoảng 6.000 người được ghép tim. BiVACOR được kỳ vọng sẽ đóng vai trò như một cầu nối giúp bệnh nhân sống sót cho đến khi có tim hiến tặng. Các chuyên gia kỳ vọng rằng, trong vòng một thập kỷ tới, công nghệ này sẽ trở thành lựa chọn thay thế cho những bệnh nhân không thể chờ đợi tim hiến tặng.


Bệnh viện K chiều 5/5 đã phát động phong trào “Găng tay không thay vệ sinh tay” nhằm nâng cao nhận thức, tầm quan trọng trong thực hành tuân thủ vệ sinh tay với chăm sóc y tế.
Lực lượng y tế TP.HCM đã cấp cứu tổng cộng 278 trường hợp, trong đó có 7 người phải chuyển viện (tính đến 16 giờ ngày 4/5), khi tham gia Đại lễ Vesak 2025 tại chùa Thanh Tâm (huyện Bình Chánh).
Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 nhiều người bệnh đã được hồi sinh nhờ những ca ghép tạng khẩn trương, chuyên nghiệp từ các bệnh viện tuyến đầu.
Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết tính đến ngày 4/5, các cơ sở y tế trên cả nước đang điều trị cho khoảng 243 nghìn người bệnh. Trong đó có gần 2.700 người tới khám và cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông trong 2 ngày 3-4/5.
Liên quan đến thông tin được phản ánh trên báo chí về việc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định yêu cầu đóng đủ tiền thì mới cấp cứu cho cháu bé bị công nông cán qua người vào ngày 3/5. Cục quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu Sở Y tế tỉnh Nam Định xác minh làm rõ.
Trong những ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện thành công 6 ca ghép tạng từ nguồn tạng hiến của một người chết não.
0